Điều khiển trổ hoa và nâng cao phẩm chất trái mận (Syzygium samarangese (Blume) Merr, & L.M.Perry) bằng các biện pháp bảo quản
Đề tài “Điều khiển trổ hoa và nâng cao phẩm chất trái mận (Syzygium samarangese (Blume) Merr, & L.M.Perry) bằng các biện pháp bảo quản” do PGs. Ts. Lê Văn Hòa – Trường Đại học Cần Thơ chủ nhiệm thực hiện với hai đối tượng nghiên cứu chính là mận An Phước và mận Hồng đào đá.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm: (i) thay thế các chất độc xử lý ra hoa cho mận bằng các hình thức an toàn;
(ii) áp dụng các biện pháp xử lý tiền và hậu thu hoạch nhằm nâng cao phẩm chất
trái; (iii) nâng cao phẩm chất kéo dài thời gian tồn trữ và giảm bớt tổn thất
sau thu hoạch bằng biện pháp xử lý trước và sau thu hoạch theo hướng an toàn
cho sức khỏe người tiêu dùng; (iv) thiết lập quy trình bảo quản trái mận từ khâu
xử lý trước thu hoạch đến bảo quản sau thu hoạch.
Qua thời gian thự chiện, đề tài đã thu được những kết quả như
sau:
Mận An Phước: mận ra hoa nhiều hơn (18,1
hoa/cành), sớm hơn 14 ngày và ra hoa nghịch mùa, cho năng suất cao nhưng không
lầm mất dinh dưỡng sản phẩm khi sử dụng chất xử lý; dùng các nghiệm thức xử lý
trước và sau thu hoạch giúp trái mận tránh hư hỏng, sâu bệnh, đục trái, tăng
năng suất gấp 6 lần và màu sắc trái mận đẹp hơn duy trì đến 9 ngày sau thu
hoạch; sử dụng bao PE và bảo quản ở 15oC thì có thể kéo dài thời
gian lưu trữ đến 21 ngày.
Mận Hồng đào đá: các cây được xử lý ra hoa sớm
14 ngày so với nghiệm thứ đối chứng; trái có mầu sắc đẹp và có thể duy trì; tỷ
lệ hao hụt thấp, nhiễm bệnh ít khi sử dụng bao PE đục ba lỗ để bao trái; tồn
trữ bằng chitosan 0.2% trong điều kiện 150C có thể giữ trái mận đến
10 ngày vẫn tươi ngon.
Qua thời gian nghiên cứu, ngày
29/12/2012 đề tài đã tiến hành nghiệm thu tại Sở KH&CN Cần Thơ