Ảnh hưởng của PACLOBUTRAZOL và CHLORATE KALI tưới vào đất đến sự ra hoa, năng suất và phẩm chất trái măng cụt tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Măng cụt được mệnh danh là “Hoàng hậu” của các loại trái cây nhiệt đới bởi phẩm chất ngon, nhiều dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng và có tiềm năng xuất khẩu lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua thu thập kinh nghiệm trồng măng cụt của một số nông dân ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) và huyện Cầu kè (Trà Vinh) cho thấyđể có lợi nhuận cao từ măng cụt thì ngoài yếu tố ra hoa sớm, măng cụt phải có năng suất cao.
Thời gian qua,
đã có một số nghiên cứu về xử lý ra hoa măng cụt như nghiên cứu xử lý ra hoa
măng cụt bằng cách phun PBZ, bằng biện
pháp xiết nước,…Tuy nhiên, việc nghiên cứu xử lý ra hoa măng cụt bằng PBZ và KClO3
tưới vào đất hầu như chưa được thực hiện.
Vì vậy, nhóm tác giả gồm Lê Bảo Long, Lê Văn Hòa và Trần Thị
Bích Vân, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường ĐH Cần Thơ đã thực hiện
nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ tối
hảo của paclobutrazol (PBZ) và Chlorate kali (KClO3)tưới vào đất đến
sự ra hoa của cây măng cụt 13 năm tuổi tại huyện Cầu Kè (Trà Vinh), mùa vụ
2009/2010.
Thí nghiệm thừa
hai số nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, mỗi
lần lặp lại tương ứng một cây.
Nhân tố thứ nhất
là nồng độ PBZ (0; 10 và 2,0 g a.i/m đường kính tán) và nhân tố thứ hai là nồng
độ KClO3 (0; 20 và 40
g a.i/m đường kính tán). Paclobutrazol và KClO3 được áp dụng
bằng cách tưới vào đất khi lá 2 tháng tuổi.
Qua thời gian
nghiên cứu kết quả cho thấy, PBZ và KClO3 không ảnh hưởng đến thời
gian ra hoa và làm gia tang tỷ lệ ra hoa cũng như năng suất. Cây xử lý với PBZ
1,0 hoặc 2,0 g a.i có tỷ lệ ra hoa và năng suất cao hơn cây không xử lý.
Kết quả cũng cho
thấy, cây xử lý với KClO3 20
hoặc 40 g a.i cũng có tỷ lệ ra hoa và năng suất cao hôn cây không xử lý. Xử lý PBZ
1,0 g a.i kết hợp với KClO3 40 g a.i hoặc PBZ 2,0 g a.i kết hợp với KClO3
20 g a.i/m đường kính tán có tỷ lệ ra
hoa và năng suất cao hơn các tổ hợp tương tác khác. Tuy nhiên, xử lý PBZ 2,0 g
a.i kết hợp với KClO3 g a.i/m đường kính tán làm giảm tỷ lệ ra hoa
và năng suất. cả PBZ và KClO3
đều làm giảm kích thước và có ảnh hưởng tỷ lệ xì mủ bên trong trái
măng cụt.
TCKH số 23b năm 2012 của trường ĐHCT