Khai thác và phát triển nguồn gen cây có dầu 2009
Hiện nay, nhu cầu giống cho các cây có dầu (dừa, lạc, vừng, đậu tương) trong sản xuất là rất lớn, cùng với những nhu cầu ngày một tăng cao, đó là: đảm bảo an toàn lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt trong tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển ngày một dâng cao mà Việt Nam là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ảnh minh họa
Xuất phát từ thực tiễn đó, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã được giao
thực hiện nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cây có dầu nhằm mục tiêu
nghiên cứu và xác định các giống cây nguyên liệu có dầu có nguồn gen quý hiếm
làm nguyên liệu để nhanh chóng đưa vào khai thác và phát triển nguồn gen. Đó
cũng là cơ sở ra đời dự án “Khai thác và phát triển nguồn gen cây có dầu 2009”
do TS Võ Văn Long chủ trì thực hiện.
Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật, công
nghệ tuyển chọn, nhân và sản xuất giống cây có dầu, dự án đã đạt được một số
kết quả như sau:
1) Đối với cây dừa: đã nhân và cung cấp cho nông dân 7.141 cây dừa giống
đạt tiêu chuẩn, gồm 7 giống dừa dùng uống nước, lấy dầu và trồng dặm cho quỹ
gen cây dừa và 2 giống lừa lai đã được công nhận năng suất cao là JVA1, JVA2.
Các giống dừa trên cho năng suất cao hơn các giống dừa thông thường không được
tuyển chọn từ 25-30% nên hiệu quả kinh tế mang lại cho người trồng dừa rất đáng
kể.
2) Đối với cây lạc: khai thác và phát triển 2 giống lạc triển vọng (VD6,
VD7); tuyển chọn được 4.000kg giống lạc thuần, chất lượng tốt cung cấp trở lại
cho nông dân để phục vụ sản xuất.
3) Đối với cây vừng: khai thác và phát triển giống vừng đen MĐ5 Ấn Độ; nhân
được 850kg giống vừng chất lượng tốt cung cấp trở lại cho sản xuất.
4) Đối với cây đậu tương: khai thác và phát triển 2 giống đậu tương VDHQ7
và HL07-2
5) Đã xác định được công nghệ nhân và sản xuất các giống cây có dầu (dừa,
lạc, vừng, đậu tương) có nguồn gen quý phục vụ hiệu quả cho chương trình phát
triển nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dầu thực vật
Việc nhân giống các cây dừa, lạc, vừng và đậu tương có tiềm năng năng suất
cao, có nhiều đặc tính tốt giúp cho công tác bảo tồn và lưu giữ nguồn gen đạt
được ý nghĩa khoa học và hiệu quả kinh tế, qua đó giúp cho ngành công nghiệp
dầu thực vật phát triển bền vững.
Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề
tài (số lưu trữ: 7781/2010) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
(http://db.vista.gov.vn).