Nghiên cứu đặc tính nấm mốc Aspergillus sinh tổng hợp Naringinase trên môi trường rắn
Bưởi là trái cây rất phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc xử lý trái cây này gặp khó khăn do thiếu những phương pháp để kiểm soát lượng các hợp chất đắng như naringin bên trong quả. Những nghiên cứu trước đó cho thấy một số dòng nấm mốc Aspergillus có khả năng sinh tổng hợp naringin trong môi trường lỏng và có thể sử dụng trong việc kiểm soát chất đắng trong chế biến các dạng sạn phẩm từ bưởi.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhóm nghiên cứu gồm Lưu Thị Mỹ Tiên - Trường
Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang và Nguyễn Công Hà - Bộ môn Công nghệ thực phẩm,
Khoa NN&SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ đã tiếp tục nghiên cứu phân lập, tuyển
chọn và khảo sát đặc tính sinh tổng hợp naringinase trong môi trường nuôi cấy
rắn.
Sau thời gian nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:
- Từ 16 dòng nấm mốc thuộc giống Aspergillus
phân lập và tuyển chọn được, có 2 dòng có khả năng sinh tổng hợp enzyme
naringinase cao nhất là dòng DX1 (Aspergillus japonicus 1) và DX6 (Aspergillus niger
2).
- Khi quá trình sinh tổng hợp naringase trên
môi trường lên men rắn, điều kiện tối ưu cho dòng DX1 là pH 5,0 độ ẩm 60% với
hoạt tính 15,8333 IU/mL, dòng DX6 thích hợp với điều kiện lên men ẩm độ 65%, pH
5,0 với hoạt tính 15,22 IU/mL.
- Thời gian thu hoạch enzyme tối ưu cho cả 2
dòng là 48 giờ: 17,4333 IU/mL với dòng
DX1 và 16, 8333 IU/mL với dòng DX6.
- Chất bổ sung có khả năng tăng hoạt tính
enzyme với dòng DX1 là naringin (18,7367 IU/mL), dòng DX6 là rhamnose (17,3567
IU/mL).
- Kết quả nghiên cứu hoạt tính của enzyme thu
được là khá cao có thể dùng để sản xuất enzyme trong thực tế.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học CAAB năm 2012.