SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khảo sát quá trình tự phân của Bromelain và Papain trong môi trường muối cao

[18/12/2012 21:00]

Enzyme bromelain và papain có nhiều ứng dụng trong thực tế như ứng dụng trong loại màng, làm sạch trứng cá, làm mềm thịt mực. Ứng dụng làm mềm thịt cá,sản xuất bia. Bromelain được sử dụng để làm mềm thịt, thủy phân gan bò; để đông tụ sữa; phá đục bài, thủy phân protein gluten trong sản xuất bánh mì làm khối bột nhão mềm dẻo. Đặc biệt, ứng dụng anzyme bromelain cũng như papain trong sản xuất mắm cá lóc phi lê có bổ sung enzyme vào trong môi trường muối có nồng độ cao muối cao cũng đã được nghiên cứu.

Nhằm mục đích hỗ trợ cho việc ứng dụng enzyme bromelain và papain vào qui trình sản xuất thực phẩm ở nồng độ muối cao, nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Công Hà, Nguyễn Thành Trung, Lê Tấn Phát và Nguyễn Văn Tính - Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Khoa NN&SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối từ 0÷25% NaCl, nồng độ enzyme từ 1÷5% enzyme ở nhiệt độ thường và 4oC.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Đối với enzyme bromelain ở nồng độ 3% enzyme bromelain (4-5TU/ml) và nồng độ muối 20%(w/v) có khả năng tác dụng làm chậm quá trình tự phân của enzyme cao nhất và có thể kéo dài thời gian tồn tại của enzyme trong môi trường có nồng độ muối cao lâu nhất. Đồng thời, ở 4oC thì hoạt tính của enzyme bromelain còn cao nhất và giảm chậm nhất sau 2 tuần bảo quản.

- Đối với enzyme papain, nồng độ anzyme papain 3% và nồng độ  maltodextrin 15% thì hoạt tính enzyme còn giữ được cao và ổn định hơn so với các mẫu khác. So với nhiệt độ thường, mẫu 4oC hoạt tính enzyme ổn định hơn ở các ngày khảo sát, đến ngày 15 hoạt tính vẫn còn giữ được 73,6% với ngày 1.

- Nồng độ muối từ 0% - 20% hoạt tính enzyme giảm từ 20% - 30% hoạt tính enzyme thay đổi không nhiều gần như không thay đổi. Vì vậy, có thể kết luận rằng, enzyme giữ được hoạt tính ở nồng độ muối cao khi có chất bảo vệ. Sự có mặt của  maltodextrin đã giúp hệ enzyme ổn định hơn, duy trì hoạt tính của enzyme tốt hơn theo thời gian khi không có sự hiện diện của chúng và khí có mặt của maltodextrin cũng hạn chế một phần các tác động của môi trường cũng như các yếu tố gây bất lợi khác.

Kết quả này cho thấy, hoàn toàn có thể sử dụng bromelain và papain trong quá trình chế biến ở nồng độ muối cao.

KY Hội nghị Khoa học CAAB năm 2012
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ