Đánh giá mức độ đối kháng của các hợp chất kháng khuẩn từ vi khuẩn lactic đối với vi khuẩn gây bệnh và ứng dụng trong bảo quản thủy hải sản
Việc ứng dụng các hợp chất kháng khuẩn và đặc biệt là bacteriocin trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm đã được nghiên cứu trong bảo quản thịt heo tươi sơ chế nhưng lại khá mới mẻ trong lĩnh vực bảo quản thủy hải sản.
Do đó, nhóm nghiên cứu gồm Phạm Minh Nhựt, Tôn
Phối Liên, Lý Vũ Minh Thư và Lê Ngọc Thùy Trang, Khoa Môi trường và CNSH,
Trường ĐH kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu ứng dụng các hợp chất kháng khuẩn trong quản thủy hải sản
tươi nhằm góp phần nâng cao chất lượng thủy hải sản đồng thời kéo dài thời gian
sử dụng sản phẩm.
Từ 6 mẫu thực phẩm lên men chua đã phân lập
được 10 chủng vi khuẩn lactic. Sau khi tiến hành sàng lọc, đã tuyển chọn được
chủng NC206 có khả năng sản sinh các hợp chất kháng khuẩn có hoạt tính mạnh đối với các vi khuẩn
gây bệnh và gây hư hỏng thực phẩm như Ecoli, Staphylococcus aureus, Salmorella.
Đã khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ NaCl và các
thành phần dinh dưỡng trong môi trường MRS đến khả năng sinh các hợp chất kháng
khuẩn đối kháng với vi khuẩn gây bệnh. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã chọn được
môi trường tối ưu MRS NC206. Sau đó, tiến hành đánh giá mức độ đối kháng của
hợp chất kháng khuẩn thu được trong 2 môi trường tối ưu đối với vi khuẩn gây
bệnh bằng phương pháp đồng nuôi cấy tại các thời điểm 0,24 và 48 giờ thì hợp
chất thu được trong môi trường MRS NC206 thể hiện hoạt tính đối kháng mạnh với
các chủng vi khuẩn khảo sát. Kết quả đánh giá mức độ bảo quản tôm và mực khi
ngâm trong các hợp chất kháng khuẩn từ chủng vi khuẩn NC 206 đạt hiệu quả khá
cao.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học CAAB năm 2012