Sự biến đổi hóa lý của rượu vang chuối già trong quá trình bảo quản
Trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực rượu vang chuối, yếu tố thời gian lên men cũng như các chỉ tiêu chất lượng rượu thành phẩm bao gồm: hàm lượng ethanol, methanol, đường khử, acis hay ester thường ít được quan tâm đánh giá. Một sản phẩm rượu vang hoàn hảo phải đạt được yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu hóa lý, cảm quan cũng như khả năng bảo quản.
Trên cơ sở này, nhóm
nghiên cứu gồm Đoàn Diễm Chi và Lý Nguyễn Bình, Khoa NN&SHƯD, Trường Đại học
Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến sự thay đổi
các chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm rượu vang chuối (Musa acuminata colla cv.) khi
lên men phụ là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Các thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn
Công nghệ Thực phẩm, Khoa NN&SH U7D, Trường Đại học Cần Thơ.
Qua thời gian nghiên cứu
kết quả cho thấy, tỷ lệ nấm men 0,3% thích hợp cho quá trình lên men rượu chuối
già với thời gian rút ngắn còn 8 ngày và sản phẩm đạt chất lượng tốt. Qua 6
tháng bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng và nhiệt lạnh, hàm lượng rượu không thay đổi đáng kể, hàm lượng
methanol, acid accetic, ethyl acetate, độ trong tăng dần trong khì hàm lượng đường
khử của rượu chuối giảm dần theo thời gian.
Ngoài ra, hàm lượng
ethanol, methanol, acis acetic, đường khử của các mẫu rượu tổn trữ nhiệt độ
phòng và nhiệt độ lạnh (5oC) không có sự khác biệt ý nghĩa, trái ngược với các
chỉ tiêu ethyl acetate và độ trong của rượu.
Kết quả đề tài đã góp phần
giải quyết vấn đề còn tồn tại là sự thay đổi chất lượng của rượu vang trong quá
trình tồn trữ cũng như tạo ra một loại rượu vang trái cây khác từ nguyên liệu mới
là trái chuối già.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Nông nghiệp CAAB năm 2012