Tác động của các biện pháp xử lý và tồn trữ đến chất lượng trái chôm chôm nhãn (Chợ lách, Bến Tre) sau thu hoạch
Trái chôm chôm nhãn có phẩm chất ngon, giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng ở cả thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trái dễ bị biến đổi chất lượng sau thu hoạch và tồn trữ như tình trạng mất nước, sự hóa nâu và khô héo vỏ quả, làm giảm thời gian sử dụng của trái. Sự suy thoái chất lượng của chôm chôm nhãn có thể xảy ra nhanh chóng trong khoảng 3 ngày ở nhiệt độ môi trường.
Với mục đích duy trì chất lượng và kéo dài thời
gian tồn trữ chôm chôm nhãn (trồng ở huyện Chợ lách, Bến Tre) sau thu hoạch,
nhóm nghiên cứu do Nguyễn Minh Thủy, Trần Hồng Quân. Nguyễn Phú Cường, Nguyễn
Thị Mỹ Tuyền và Nguyễn Thị Thu Hồng đã tiến hành nghiên cứu trên cơ sở khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp xử lý sau thu hoạch như acid citric
(0,25÷0,75%) kết hợp calci clorua (0,2 ÷0,4%), ozone (0,5÷1,5ppm) trong 5 phút;
các loại bao bì như PP, PE,PSE và màng PVC, PP và thùng carton, PE và thùng
carton và nhiệt độ tồn trữ (10÷25oC). Các chỉ tiêu chất lượng (màu
sắc vỏ trái, hao hụt khối lượng, hàm lượng chất khô hòa tan, acid citric, acid
ascorbic) và giá trị cảm quan trái được phân tích.
Kết quả khảo sát cho thấy, trái chôm chôm nhãn
duy trì được chất lượng tốt khi xử lý
kết hợp acid citric và calci clorua (0,5%:0,3%) hoặc 1,5 ppm ozone so với mẫu
đối chứng, giảm hao hụt khối lượng, tăng giá trị cảm quan và khả năng chấp nhận
của người tiêu dùng. Trái được tồn trữ trong bao bì PP và PE ở 10oC có thể duy
trì được chất lượng sau 15 ngày, dài hơn so với các nhiệt độ tồn trữ khác. Thành phần hóa học của trái (hàm lượng đường,
acid citric, acid ascorbic) không dao động nhiều trong quá trình tồn trữ.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học Nông nghiệp CAAB năm 2012