Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu biện pháp phòng trị sinh học một số bệnh quan trọng trên dưa hấu”
Đề tài do TS. Nguyễn Thị Thu Nga, Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp & SHUD, trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm, nhằm nghiên cứu ứng dụng biện pháp phòng trị sinh học các bệnh quan trọng trên dưa hấu bằng vi khuẩn vùng rễ.
Trong canh tác dưa hấu ở
ĐBSCL, người nông dân phải đối diện với các bệnh hại quan trọng gây thiệt hại
nghiêm trọng đến năng suất. Đề tài nghiên cứu gồm đánh giá khả năng gây hại của
các bệnh đốm lá chảy nhựa thân (Didymella bryoniae), chạy dây (Fusarium
oxysporum f.sp.niveum), thán thư (Colletotrichum lagenarium) và thối
trái (Phytophthora capsici) trên dưa hấu, và phân lập các nguồn vi khuẩn
có lợi từ vùng rễ dưa hấu tại các tỉnh ĐBSCL có hiệu cao trong phòng trị các
bênh này trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng, từ đó xây
dựng quy trình áp dụng vi khuẩn để đạt hiệu quả phòng trị bệnh cao có thể áp
dụng thử nghiệm ngoài thực tế sản xuất.
Qua quá trình thực hiện, đề tài đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận :
- Phân lập 72 chủng nấm
gồm: 20 chủng nấm D. bryoniae, 15 chủng nấm P. capsici, 20 chủng nấm F.
oxysporum f.sp. niveum, 13 chủng nấm C. lagenarium phân bố ở 8 tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, xác định được 45 chủng nấm có khả năng gây hại cao
nhất gồm chủng nấm D. bryoniae DiKG (Kiên Giang) gây bệnh đốm lá chảy
nhựa than, chủng nấm C. lagenarium C-VL2 (Tân Hưng-Vĩnh Long) gây bệnh
thán thư, chủng nấm F. oxysporum f.sp. niveum Fon TV2 (Trà Vinh) gây
bệnh héo rũ, chủng nấm số Phytophthora capsici Pc. VL2 gây bệnh thối
trái (Bình Minh – Vĩnh Long) có khả năng gây bệnh cao nhất.
- Phân lập được 168
chủng vi khuẩn vùng rễ dưa hấu tại các tỉnh ĐBSCL, trong đó Bacillus
chiếm 18,5%, Pseudomonas spp. chiếm 33,3%, Pseudomonas fluorescens
chiếm 22,0% và nhóm chưa xác định chiếm 26,2% trong tổng số vi khuẩn đã phân
lập được.