SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá thích hợp đất đai nhằm sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

[24/12/2012 08:50]

Đề tài nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Thị Phin và Nguyễn Hữu Thành (Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Ảnh minh họa

Sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp không gì có thể thay thế. Do sức ép về dân số, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bao gồm cả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nên đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Nghĩa Hưng là huyện ven biển của tỉnh Nam Định, đất có xu hướng nhiễm mặn một phần do tác động của nước biển, do sử dụng đất không đúng, một phần khác do chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Tuy nhiên, đất đai huyện Nghĩa Hưng rất thích hợp cho trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ diện tích đất thích hợp ở mức S1 của các loại hình sử dụng đất (LUT) phổ biến: 2 lúa (I), lúa đặc sản (II), 2 lúa 1 màu (III), 1 lúa 2 màu (IV), chuyên màu (V), 1 lúa 1 thủy sản nước ngọt (VI), 1 lúa 1 thủy sản nước lợ (VII), chuyên thủy sản nước ngọt (VIII), chuyên thủy sản nước lợ (IX) và chuyên thủy sản nước mặn (X) so với tổng diện tích đánh giá, tương ứng đạt 45,35%, 47.75%, 39,34%, 15,77%, 5,01%, 47,85%, 37,10%, 52,77%, 35,09% và 4,72%.

Hiệu quả các LUT nông nghiệp phổ biến của huyện Nghĩa Hưng như sau: Đối với hiệu quả kinh tế: Các LUT có hiệu quả kinh tế cao điển hình: X, IX, V. Các LUT có hiệu quả kinh tế thấp gồm: I, II, VI. Đối với hiệu quả xã hội: Ngoài đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương, huyện Nghĩa Hưng còn sản xuất lúa hàng hóa và phục vụ chăn nuôi. Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm đến 66,64% tổng số lao động có trên địa bàn huyện. Thu thập từ sản xuất nông nghiệp và thủy sản chiếm đến 70% tổng số thu nhập của nông hộ. Đối với hiệu quả môi trường: LUT I, II, III, IV bền vững về môi trường; đặc biệt trồng nấm và cây họ đậu có tác dụng cải tạo đất rõ rệt. Các LUT IX, X có biểu hiện ô nhiễm nguồn nước (DO thấp, hàm lượng Cu và BOD5 vượt ngưỡng cho phép).

Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ