SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xác định phương trình tính toán lượng các bon trên mặt đất cho Chò xót, Cóc đá, Giổi nhung, Sến đất, Chò đen, Vạng trứng thuộc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nhiệt đới tại tỉnh Gia Lai.

[24/12/2012 08:59]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Đỗ Văn Nhân (Trung tâm Sinh thái Rừng và Tư vấn Lâm nghiệp, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên), Nguyễn Phú Hùng và cộng sự (Viện Điều tra Quy hoạch Rừng) thực hiện.

Ảnh minh họa

Hệ sinh thái thực vật rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng bao gồm nhiều loài cây có các đặc trưng sinh trưởng, cấu trúc khác nhau, phức tạp. Đối với rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nhiệt đới cần nghiên cứu các cá thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu cả hệ sinh thái. Nghiên cứu các bon rừng cần được tiến hành trên toàn thể các bộ phận thân cây chứ không nghiên cứu mỗi thân cây rừng vì lượng các bon không chỉ có ở thân cây, mà các bộ phận khác như cành, lá, rễ cũng chứa một lượng đáng kể. Để xác định được lượng các bon toàn cây và các bộ phận cần phải xác định các chỉ tiêu dễ đo đếm như đường kính ngang ngực (D1.3) và chiều cao thân cây (Hvn).

Nhằm mục tiêu đóng góp cho nghiên cứu trữ lượng các bon trong cá thể loài làm cơ sở xác định chính xác lượng các bon tích trữ  trong quần thể rừng, đã tiến hành nghiên cứu xây dựng phương trình tương quan trữ lượng các bon phân bố trong các bộ phận của cây (thân, cành nhánh và lá) trên mặt đất cho 6 loài cây (1) Chò xót: Schima superba Gardn. Et Champ; (2) Cóc đá: Dacryodes dunggii Dai et. Jakovl; (3) Giổi nhung: Michelia braianensis Gagn; (4) Sến đất, Sến đất Bon, Mai lai Bon: Sinosideroxylon bonii Aubr.; (5) Chò đen, Chò chỉ: Parash hoặc Stellata Kurz.; (6) Vạng trứng: Endospermum chinense Benth.; đây là các loài chủ yếu thuộc rừng lá rộng thường xanh, một kiểu rừng có diện tích và trữ lượng lớn nhất ở Việt Nam để phục vụ cho việc tính toán, thương mại các bon. Dung lượng mẫu để xây dựng phương trình là 30 cây/loài, theo cấp kính 3 cm. Đã xác định được sinh khối tươi, sinh khối khô và các phương trình tương quan giữa thể tích thân cây (V-m3), trữ lượng các bon các bộ phận: toàn cây, thân, cành nhánh và lá (kg) với các nhân tố dễ xác định là đường kính tại vị trí 1,3 m (D1.3, cm) và chiều cao vút ngọn (Hvn-m) cho 6 loài và chung cho 6 loài rừng lá rộng thường xanh trên cơ sở lựa chọn các dạng phương trình phù hợp nhất là dạng phương trình Power (Y = b0 x X^b1) với hệ số tương quan lớn nhất, sai số nhỏ nhất và tồn tại các tham số của phương trình (t =0,05). Cũng xây dựng được tỷ lệ phần trăm lượng các bon trên mặt đất của các bộ phận thân cây. Đây là kết quả đầu tiên xác định phương trình tương quan giữa lượng các bon toàn cây và các bộ phận với các nhân tố dễ đo đếm, phục vụ cho việc xác định chính xác lượng các bon của lâm phần.

Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài