Ảnh hưởng tăng mức cho ăn trước khi phối giống đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace
Đề tài nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Võ Ái Quốc (Bộ môn Chăn nuôi, khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ), Phạm Thị Hồng Điệp (trường Đại học Trà Vinh) và Lưu Hữu Mãnh (Bộ môn Thú y, khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu nhằm mục tiêu
đánh giá ảnh hưởng của việc tăng mức ăn cho lợn nái sau cai sữa từ 2,5 kg (ĐC)
lên 3 kg(NT3) và 3,5 kg (NT3,5) trước khi phối giống đến
năng suất sinh sản của lợn nái Landrace.
Thí nghiệm được tiến hành
trên 18 lợn nái Landrace ở lứa đẻ thứ 4 và được thiết kế theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, lặp lại 6 lần, mỗi đơn vị thí nghiệm là một lợn
nái. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính bao gồm số con sơ sinh, khối lượng sơ sinh,
số con cai sữa và khối lượng cai sữa.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy các chỉ tiêu năng suất của lợn con trên nái cho ăn 3 và 3,5 kg có cải tiến
so với ăn 2,5 kg. Số con sơ sinh/ ổ cao nhất ở NT3,5 (12,83) kế đó là NT3
(10,33) so với ĐC (9,0) (P=0,01). Khối lượng sơ sinh/ổ cao nhất NT3,5 (21,18
kg/ổ), kế đó là NT3 (17,69 kg) so với ĐC (13,77 kg/ổ) (P<0,01). Số con 21
ngày tuổi cao nhất NT3,5 (11,0), kế đó NT3 (9,33) so với ĐC (8,0) (P<0,01).
Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi cao nhất NT3,5 (68,78 kg/ổ) kế đó là NT3 (57,02
kg/ổ) so với ĐC (42,83 kg/ổ) (P<0,01). Tăng mức ăn cho lợn nái sau cai sữa
lợn con từ 2,5 lên 3,5 kg đã cải tiến được số con và khối lượng sơ sinh, lúc 21
ngày tuổi và sâu cai sữa. Để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái, tăng mức
ăn của lợn nái sau cai sữa lợn con là biện pháp nên được áp dụng trong sản
xuất.