Ảnh hưởng của quá trình rửa và Cryoprotectant đến sự hình thành Gel của Surimi từ thịt dè cá tra
Surimi làm từ dè cá tra cũg là một giải pháp tận dụng phế phẩm trong chế biến cá tra xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm surimi hiện nay ở Việt Nam có sản lượng cũng như chất lượng còn quá khiêm tốn. Nguyên liệu chỉ là cá tạp chứ ít khi được chọn lọc để có quy trình chế biến riêng.
Quá trình rửa, nồng độ muối trong nước rửa và
hợp chất cryoprotectant áp dụng được khảo sát là nội dung chính trong quá trình
nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thanh Trúc, Nguyễn Hùng Đức và Nguyễn Văn Mười
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của phần thịt dè, đồng thời là cơ sở cho việc
điều khiển chất lượng nguyên liệu, đặc biệt là khả năng liên kết của protein cơ
thịt và kiểm soát vi sinh vật. Đây cũng là các bước tạo nên sự đồng đều về chất
lượng nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo.
Thịt cá nghiền được rửa với nồng độ muối NaCl
thay đổi từ 0,3; 0,5 và 0,7% với các mức thời gian khuấy trộn được khảo sát 3,4
và 5 phút. Ngoài ra, ảnh hưởng của số lần rửa (1 lần, 2 lần hay 3 lần kết hợp
mẫu đối chứng - không rửa) đến sự thay đổi khả năng tạo gel của thịt dè cá tra
cũng được xác định. Ảnh hưởng của nồng độ muối và hỗn hợp cryoprotectant
(sorbitol và sucrose ở tỷ lệ 1:1) ở các mức 0,2, 3 và 4%.
Kết quả khảo sát cho thấy, surimi từ thịt dè cá
tra có đặc tính gel tốt nhất sau quá trình rửa 2 lần trong dung dịch NaCl 0,5%
và thời gian rửa 19 phút (4 phút khuấy và để yên 15 phút). Việc bổ sung NaCl
1,5% và 3% sucrose và 3% sorbitol giúp ổn định cấu trúc và khả năng giữ nước
của surimi lạnh đông đến 12 tuần.
KY Hội nghị Khoa học Nông nghiệp CAAB năm 2012