SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của kích cỡ nguyên liệu và khối lượng mẻ lên men đến quá trình lên men lactic dưa leo

[26/12/2012 06:15]

Từ lâu, lên men lactic do vi khuẩn được sử dụng như một phương pháp chủ yếu để chế biến và bảo quản rau trên toàn thế giới và đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong đó, dưa leo muối chua là một sản phẩm truyền thống được sử dụng khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu từ nhiều góc độ khoa học khác nhau trong chế biến dưa leo muối chua đã được quan tâm như nồng độ dung dịch muối, nhiệt độ, vi sinh vật cho quá trình lên men cũng đã được khảo sát.

Riêng ở Việt Nam, việc chế biến các sản phẩm dưa leo muối chua chỉ diễn ra ở quy mô thủ công, một số thông số kỹ thuật vẫn chưa được quan tâm đúng mức, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả lên men.

Chính vì thế, nhóm tác Trần Thanh Trúc, Nguyễn Ngọc Huỳnh Trân và Nguyễn Văn Mười đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng kích cỡ nguyên liệu và khối lượng mẻ lên men đến quá trình lên men lactic dưa leo nhằm hoàn thiện quy trình chế biến dưa leo, tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất.

Lên men lactic từ dưa leo là quá trình chịu ảnh hưởng bởi nhiều thông số kỹ thuật, trong đó, kích cỡ nguyên liêu và quy mô chế biến có tác động đến thời gian lên men cũng như chất lượng sản phẩm. Ba cỡ dưa leo được khảo sát có khối lượng lần lượt nhỏ hơn 50g, 50÷100g và lớn hơn 100g/trái. Bênh cạnh đó, dưa leo được lên men với nhiều kích cỡ trong cùng một mẻ và khối lượng mẻ thay đổi lần lượt là 1kg, 3kg và 5kg cũng được tiến hành.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, muối dưa leo có khối lượng dao động trong khoảng 50÷ 100g/trái là tương đối ổn định với thời gian lên men 10 ngày và pH dịch lên men đạt giá trị 3,5,

Tuy nhiên, sự lên men lactic với các cỡ nguyên liệu khác nhau trong cùng một mẻ chỉ làm thay đổi thời gian lên men nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dưa leo muối chua, kể cả trong trường hợp thay đổi khối lượng mẻ chế biến. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tiền đề ứng dụng vào sản xuất thực tế với quy mô lớn hơn.

KY Hội nghị Khoa học Nông nghiệp CAAB năm 2012
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ