Kết quả thử nghiệm một số loại thảo dược trong phòng trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp trên cá trê lai (Clarias macrocephalus female x Clarias gariepinus male)
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Ngọc Hùng và Trương Thị Thành Vinh (khoa Nông Lâm nghiệp – Đại học Vinh) thực hiện nhằm thử nghiệm một số loài thảo dược gồm: cây cỏ mực (Eclipta prostrate L), lá ổi (Psidium guajava) nhằm xác định mức độ kháng khuẩn của chúng đối với vi khuẩn Streptococcus spp, là một trong những tác nhân gây thiệt hại lớn trên các đối tượng cá nước ngọt.
Ảnh minh họa
Việt Nam là một trong những quốc gia có
tiềm năng đa dạng sinh học cao, nhiều loài thảo dược quý đã được ghi nhận là có
khả năng kháng khuẩn và được ứng dụng vào việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn
trên người và một số loài động vật khác. Hiện nay, nghiên cứu sử dụng các loài thảo
dược trong phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn cho các đối tượng động vật thủy sản
được coi là một hướng đi mới, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa thân
thiện với môi trường sinh thái.
Nội dung thực hiện gồm
nghiên cứu ảnh hưởng của nồng đọ dịch ép thảo dược tới khả năng kháng khuẩn,
ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng kháng khuẩn của dịch ép thảo dược và lựa
chọn dịch ép của loài thảo dược có tính kháng khuẩn tốt để thử nghiệm khả năng
phòng trị bệnh đối với vi khuẩn Streptococcus spp.
Kết quả thử nghiệm ban đầu
trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy dịch ép nguyên chất của cây cỏ mực (Eclipta
prostrate L) còn có tên gọi khác là cỏ nhọ nồi, lá ổi (Psidium guajava)
có tình kháng khuẩn đối với vi khuẩn Streptococcus spp và giảm dần ở mức
pha loãng, trong đó kháng khuẩn tốt là lấ ổi với đường kính vòng vô khuẩn đạt
20,63 mm, còn cỏ mực đạt mức trung bình với đường kính vòng vô khuẩn là 12,44
mm. bên cạnh đó, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của các loại
thảo dược, lá ổi đạt tốt ở 20oC và 35oC, trung bình ở 25oC và 30oC, còn cỏ mực
kháng khuẩn chỉ đạt mức trung bình ở
25oC và 30oC, yếu ở 20oC và 30oC. Dịch ép lá ổi với liều lượng 300 ml và 400 ml /kg thức ăn có khả năng
phòng trị tốt đối với cá trê lại bị bệnh Streptococcus spp, tỷ lệ sống
đạt lần lượt là 83,33% và 86,67%. Dùng liều luwognj 300 ml/kg thức ăn có thể
trị khỏi bệnh cho các trê lai sau 7 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 50%.