SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố kỹ thuật đến nồng độ H2S trong nước bùn đáy ao nuôi tôm sú thâm canh trên đất phèn mặn tỉnh Cà Mau

[26/12/2012 09:16]

Đề tài nghiên cứu do nhóm tác giả Cao Phương Nam (Viện Thủy lợi và Môi trường), Chế Đình Lý (Viện Môi trường và Tài nguyên) và Nguyễn Văn Hảo (Viện Nghên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) đồng thực hiện.

Ảnh minh họa

Nội dung nghiên cứu tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến sự tồn tại, diễn biến H2S trong ao nuôi tôm, qua đó xác lập mối quan hệ giữa chúng nhằm dự báo nồng độ phát sinh H2S giúp xem xét điều chỉnh thích hợp các yếu tố tác động, để kiểm soát H2S có hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố TA, pH, SAE, Em quyết định sự hình thành, hiện diện H2S trong bùn đáy ao nuôi tôm, trong đó SQRT (H2S) tương quan thuận với TA (r = 0,4356) và tương quan nghịch với SAE, EM, pH và r tương quan tương ứng là: -0,3427; -0,4446; -0,90055.

pH trong nước bùn đáy ao có xu hướng giảm từ đầu vụ đến cuối vụ, pH ở ĐC và MO (ĐC 7,8 - 6,7, MO: 7,8 - 6,9 giảm nhiều so với pH ở M1 (7,8 - 7,3), M2 (7,8 - 7,5).

Nồng độ H2S trong nước bùn đáy tăng từ đầu vụ đến cuối vụ: ĐC (0,00 - 0,54 mg/L), MO (0,01 - 0,42 mg/L), M1 (0,00 - 0,14 mg/L), M2 (0,00 - 0,10 mg/L), tăng theo thời gian nuôi, tăng theo lượng thức ăn đưa vào ao nuôi: ĐC (1,0 – 8,2g/m2/ngày), MO (0,7 – 8,7 g/m2/ngày), M1 (0,7 – 11,4 g/m2/ngày), M2 (0,8 – 13,6 g/m2/ngày), kết hợp với điều kiện pH giảm. Khi tăng lượng thức ăn kết hợp với điều kiện pH giảm sẽ làm tăng nồng độ H2S trong nước bùn đáy ao ở tất cả các nghiệm thức. Tăng giá trị cấp khí (SAE) và tăng lượng vi sinh (EM) làm giảm nồng đọ H2S trong nước bùn đáy.

Mô hình quan hệ giữa nồng độ H2S trong lớp bùn đáy với các yếu tố TA (g/m2/ngày), SAE (kg oxy/kw.h), EM (ml/m3/ 7 ngày), pH được xác định bằng phương trình:

Sqrt (H2S) = 1,88602 + 0,01355TA - 0,02952SAE - 0,22191pH - 0,00545EM

Độ tin cậy của mô hình được thể hiện bởi các thông số: n = 528, R2 = 0,90, R2 điều chỉnh = 0,90; F = 11,89; Pr>F và <0,00001.

Mô hình có độ tin cậy cao và phù hợp với điều kiện thí nghiệm, có thể được tham khảo để dự báo nồng độ H2S phát sinh khi áp dụng nuôi trong các điều kiện tương tự, giúp cho người nuôi tôm chủ động để kiểm soát, xử lý H2S nhằm nâng cao hiệu quả nghệ nuôi.

Theo Tạp chí NN&PTNT, số 18/2012
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ