Nghiên cứu tính chất đất vùng cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Đề tài do tác giả Nguyễn Thị Thu Trang và Nguyễn Hữu Thành (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) thực hiện nhằm tạo cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho vùng cửa Ba Lạt.
Đất của vùng cửa Ba Lạt
huyện Giao Thủy được chia thành 3 nhóm đất với 5 đơn vị đất, bao gồm 5 đơn vị
phụ đất. Nhóm đất mặn có diện tích lớn nhất với 7.498,01 ha, chiếm 77,61% tổng
diện tích điều tra (DTĐT) và gần 50% diện tích tự nhiên; trong khi nhóm đất phù
sa chỉ có 1.859,16 ha, chiếm 19,24 % tổng DTĐT của huyện. Nhóm đất cát có diện
tích thấp nhất với 303,71 ha, chiếm 3,14% DTĐT, tương ứng 2% tổng DTTN của
huyện. Đặc trưng của đất mặn vùng cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy là hàm lượng muối
tan ở mức độ khác nhau. Trên 71% diện tích đất mặn có độ mặn cao, TSMT >
0,5%; diện tích đất mặn còn lại có độ mặn trung bình và ít, TSMT < 0,5%. Đất
mặn clorua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tổng số từ trung bình đến
giàu. Đất phù sa của huyện Giao Thủy đặc trưng bởi sự biến động của thành phần
cơ giới từ nhẹ đến trung bình; hàm lượng đạm và lân tổng số giàu; kali tổng số
trung bình. Phản ứng của phù sa biến động từ trung tính ít chua đến kiềm nhẹ. Toàn
bộ đất phù sa bị nhiễm mặn nhẹ. Đất cát có thành phần cơ giới rất nhẹ (chủ yếu
là cát), có phản ứng trung tính, nghèo dinh dưỡng và dung tích trao đổi cation
thấp CEC thường < 3lđl/100g đất.
Theo Tạp chí NN&PTNT, số 18/2012