Đánh giá sự thay đổi nguồn sinh kế của các hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện Hủa Na: trường hợp nghiên cứu tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Đề tài nghiên cứu do tác giả Nguyễn Văn Song và Đậu Thị Bích Hoài (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) thực hiện, nhằm đề xuất các giải pháp khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư thuộc các công trình thủy điện, thủy lợi.
Tái định cư (TĐC) là vấn
đề nhạy cảm và phức tạp. Việc di dời, TĐC sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về tập
hoán canh tác, thay đổi nguồn sinh kế (SK), môi trường sống ở vùng có đặc thù
về dân tộc thiểu số và nông thôn miền núi. Nhưng thực tế những hộ dân phải di
dời và TĐC trên những địa bàn mới, thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước để sản
xuất và sinh hoạt.
Thủy điện Hủa Na là một
trong những công trình thủy điện lớn của Bắc miền Trung, được xây dựng tại bản
Huôi Muồng, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nhằm khai thác tiềm năng
sông Chu.
Qua kết quả nghiên cứu,
một lần nữa nhận định sự thay đổi nguồn SK của các hộ di dân TĐC được dựa trên
cơ sở lý luận và thực tiễn. Sự thay đổi nguồn sinh kế của các hộ di dân TĐC
được đánh giá trong đề tài chính là sự thay đổi các nguồn lực tự nhiên, nguồn
lực nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính và nguồn lực xã hội. Khi
các hộ TĐC di dân đến nơi ở mới trên địa bàn xã Tiền Phong thì sự co hẹp nguồn
lực tự nhiên kéo theo sự thay đổi các nguồn lực còn lại và những thay đổi này
đều được đánh giá theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, cũng như ảnh hưởng
đến quyết định thay đổi chiến lược SK của các hộ di dân. Nhưng nhìn chung các
thay đổi này đều có xu hướng kém bền vững hơn so với thời điểm trước TĐC. Thực
tế, có 83,33% số hộ dân cho rằng cuộc sống của họ ở nơi mới kém hơn trước, 70%
số hộ dân không hài lòng về công tác đền bù, bồi thường TĐC; đây là những con
số rất đáng báo động về công tác di dân, đền bù, TĐC thuộc dự án thủy điện Hủa
Na hiện nay. Để giải quyết vấn đề “hậu TĐC”, nghiên cứu cũng đã đưa ra một số
giải pháp về nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân lực, nguồn lực
vật chất, nguồn lực tài chính và nguồn lực xã hội phù hợp với thực tế và tiềm
lực của hộ.