Tình hình gây hại của một số loại sâu bệnh chủ yếu đối với cây khoai tây ở vùng cao Sa Pa và đồng bằng sông Hồng.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Đào Huy Chiên, Nguyễn Thị Thanh Thúy và Trần Thị Thanh Hương thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ (RCRDC), Viện Cây Lương thực và Cây Tthực phẩm (FCRI), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thực hiện.
Ảnh minh họa
Mục tiêu đề tài nhằm đánh
giá mức độ gây hại của các bệnh vi rút, mốc sương (Phytophthora infestans
(Mont.) de
Bary), rệp đào (Myzus persicae), bọ trĩ (Thips palmi), nhện (Poliphagus
esculentus), kiến nâu đục củ và bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum).
Từ đó, đề xuất được phương án xây dựng vùng sản xuất khoai tây giống thích hợp
cho các tỉnh phía Bắc.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy, ở tất cả các thí nghiệm không thấy bệnh mốc sương gây hại đáng kể. Trong
các chân ruộng this nghiệm (đất dốc Sa Pa, đất ruộng Sa Pa và đất ruộng đồng
bằng sông Hồng) khoai tây được trồng trên đất ruộng ở vùng cao Sa Pa, không bị
kiến nâu đục củ, không bị nhện hạ, có tỷ lệ cây bị bệnh vi rút thấp, rất ít bị
rệp hại, bọ trĩ hại và bệnh héo xanh.
Vì vậy, trong các chân
ruộng nghiên cứu nói trên, đất ruộng ở vùng cao Sa Pa là
thích hợp nhất cho việc sản xuất khoai tây nói chung và khoai tây giống nói
riêng. Khoai tây được trồng trên đất ruộng ở đồng bằng sông Hồng có mật độ rệp,
bọ trĩ và nhện hại cao, tỷ lệ cây bị bệnh vi rút cao, không thích hợp cho việc
sản xuất khoai tây giống. Khoai tay trồng trên đất dốc ở vùng cao Sa Pa không
bị nhện hại, có tỷ lệ cây bị bệnh vi rút rất thấp, rất ít bị rệp hại, bọ trĩ
hại nhưng lại bị kiến nâu đục củ và bệnh héo xanh hại khá nặng, không thích hợp
cho việc sản xuất khoai tây nói chung và khoai tây giống nói riêng. Những cánh
đồng đất ruộng ở vùng cao Sa Pa
có thể được quy hoạch và xây dựng thành vùng sản xuất khoai tây giống sạch bệnh
cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu nói
trên góp phần xác định những cơ sở khoa học cơ bản bước đầu cho việc xây dựng
hệ thống sản xuất khoai tây giống sạch bệnh ở vùng cao Sa Pa, nhằm từng bước
xây dựng Sa Pa trở thành cơ sở hạt nhân và vùng sản xuất khoai tây sạch bệnh
cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nói có diện tích sản xuất khoai tây chiếm tới
90% tổng diện tích khoai tây của cả nước.