Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của dê Cỏ, F1 (Bách Thảo x Cỏ) và con lai Boer x F1 (Bách Thảo x Cỏ) nuôi tại Yên Bái
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Bá Mùi, Đặng Thái Hải, Nguyễn Bá Hiếu (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và Bùi Khắc Hùng (Cục Chăn nuôi) đồng thực hiện.
Ảnh minh họa
Dê là loài gia súc nhai
lại nhỏ được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Bởi dê ăn tạp, nên thức ăn chính
của dê là các loại cây cỏ, lá cây, phế phụ phẩm nông nghiệp.
Hiện nay, phát triển chăn
nuôi dê hướng thịt đang được quan tâm nhiều nhưng con giống hướng thịt đang là
vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học cần nghiên cứu chọn tạo, định hướng và phát
triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện
ở các nông hộ thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái trong năm 2009-2011 nhằm xác
định đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của dê Cỏ, F1 (Bách Thảo x Cỏ)
và dê lai Boer x F1 (Bách Thảo x Cỏ) . Kết quả nghiên cứu cho thấy dê Cỏ có màu
lông không đồng nhất, chủ yếu là màu vàng (57,33%), bụng to, chân ngắn, thân
hình lùn, rắn chắc, nhanh nhẹn, leo trèo rất giỏi. Dê F1 (BT x Co) có ngoại
hình cân đối, đầu cổ thanh chắc, bụng thon gọn, tai to và rủ cụp xuống. Màu chủ
yếu giống màu lông Boer (đầu đỏ và đầu đen), còn lại là các màu lông khác như
đen toàn thân, trắng toàn thân… Khối lượng qua các giai đoạn tuổi của dê lai
giữa Boer x F1 (BT x Co) là cao nhất, sau đó là con lai F1 (BT x Co), sau cùng
là dê Cỏ và dê đực luôn có khối lượng cao hơn dê cái ở mọi giai đoạn tuổi.