Thương hiệu quốc gia 2012: Hình ảnh tiêu biểu
Lễ công bố 54 doanh nghiệp nhận Thương hiệu quốc gia năm 2012 diễn ra ngày 7/1/2013. Đó là các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ hàng đầu đại diện cho các lĩnh vực, ngành hang,…
Kinh Đô- thương hiệu
tạo uy tín lớn cho người tiêu dùng.
Được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt năm 2003, Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) nhằm xây dựng
hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng,
phong phú với chất lượng cao; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu Việt
Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập; tăng cường
sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối
với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam,...
Đồng thời, Chương
trình THQG hướng tới xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị “Chất
lượng- Đổi mới, sáng tạo- Năng lực tiên phong”, tăng thêm uy tín, sức hấp dẫn
cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút
đầu tư nước ngoài, tăng cường sự hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế
giới.
Ông Đỗ Thắng Hải-
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Tổng thư ký Ban thư ký
Chương trình THQG Việt Nam- cho biết: Việc triển khai chương trình giúp các
doanh nghiệp (DN) nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tăng cường năng lực
trong xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu; đồng thời giúp doanh nghiệp (DN)
Việt Nam có chỗ đứng vững trên thị trường, phát triển thương hiệu, góp phần vào
tiến trình hội nhập và sự phát triển bền vững của đất nước.
Thông qua Chương
trình Xúc tiến thương mại quốc gia, hàng trăm đề án hoạt động được phê duyệt và
thực hiện hàng năm, góp phần tích cực giúp các DN thuộc mọi thành phần kinh tế,
các hiệp hội ngành hàng tiếp cận với người tiêu dùng tại thị trường trong nước
và thế giới, mang tới người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt,
mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của
vùng, địa phương, ngành hàng. Trong năm 2012, qua các hoạt động này, các DN đã
ký kết được nhiều hợp đồng với giá trị gần 1 tỷ USD và doanh số bán hàng khoảng
1.228 tỷ đồng,...
Việc lựa chọn các
thương hiệu sản phẩm đạt THQG được tiến hành 2 năm 1 lần. Năm 2012, các thương
hiệu Việt chủ yếu thuộc lĩnh vực dệt may- da giày; điện- điện tử- công nghệ
thông tin- viễn thông; đồ gỗ- gốm sứ- thủ công mỹ nghệ; đồ trang sức- kim hoàn-
đá quý; dược phẩm- hóa mỹ phẩm; giấy- văn phòng phẩm- bao bì; nhựa- cao su- hóa
chất; nông - lâm - thủy sản; thực phẩm- đồ uống,…
Trong danh sách 54
DN nhận THQG 2012 có 37 DN đã đạt THQG năm 2010, 25 DN lần thứ ba liên tiếp đạt
THQG. Đây có thể coi là những DN tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình hội nhập,
bất chấp những khó khăn nội tại của nền kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Công
Thương Trần Tuấn Anh - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thương hiệu
quốc gia:
Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam
tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, THQG thông qua thương hiệu
sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Chương trình góp phần nâng cao sức cạnh tranh
cho các thương hiệu Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
http://www.baocongthuong.com.vn (dtphong)