Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nguyên liệu giấy
Kinh nghiệm của sản xuất và nghiên cứu cho thấy rằng khi tập trung vào khai thác và gây trồng các giống có năng suất cao, chúng ta đã quên đi các nguồn gen có giá trị đặc dụng, hoặc có tính chống chịu với điều kiện bất lợi song năng suất thấp.
Việc bảo tồn nguồn gen
cây nguyên liệu giấy nhằm duy trì tính đa dạng di truyền cần thiết, tạo lập một
nền tảng di truyền đủ lớn phục vụ cho công tác giống trước mắt và lâu dài, góp
phần tăng năng suất theo mục tiêu kinh tế và tăng tính chống chịu của chúng với
các điều kiện bất lợi là hết sức cần thiết.
Từ những mục tiêu trên,
ThS Trần Duy Hưng và các cán bộ tham gia đã nghiên cứu và hoàn thành báo cáo
“Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nguyên liệu giấy”. Các đối tượng nghiên cứu
gồm có bạch đàn, keo tai tượng và keo lai.
Sau khi tiến hành nghiên
cứu đã rút ra các kết luận:
+ Cho đến năm 2008 đã thu
thập được 110 giống,
+ Đã tiến hành bảo tồn
nguồn gen ở các hình thức: In vitro, Ex situ cho mẫu giống,
+ Xác định được kỹ thuật
về bảo tồn và lưu giữ nguồn gen theo phương pháp in-vitro cho ba loại cây nguyên
liệu giấy chủ yếu,
+ Sau thời gian bảo quản
đã tiến hành kiểm tra chất lượng để khẳng định việc bảo tồn và lưu giữ là rất
an toàn,
+ Đối với các loài cây
thân gỗ có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nên rất khó cho việc đánh giá các chỉ
tiêu ở một thời điểm, các chỉ tiêu sẽ được đánh giá qua các năm tiếp theo,
+ Qua đánh giá về sinh
trưởng của các dòng bảo tồn, nhận thấy rằng có một số dòng sinh trưởng vượt
trội hơn rất nhiều so với một số dòng đang được trồng rộng rãi trong sản xuất,
+ Đã đánh giá nguồn gen:
20 giống,
+ Các giống keo lai có tỷ
lệ sống rất thấp hoặc bị chết hết cần có nguồn gen bổ sung.
Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 7112/2009) tại
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).