Giới thiệu một số vật liệu khoáng tự nhiên (bentonite; laterite) có khả năng sử dụng làm vật liệu hấp phụ Asen trong nước sinh hoạt
Nghiên cứu do Bùi Thị Phương Loan và Mai Văn Trinh thực hiện nhằm phát triển loại vật liệu hấp phụ giảm thiểu độc tố Asen (As) trong nước sinh hoạt, kiểm soát được hàm lượng As trong nước sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe cho con người.
Asen hay còn gọi là thạch tín là nguyên tố rất
độc trong môi trường. Vấn đề ô nhiễm Asen trong nguồn nước hiện nay ở Việt Nam
đang trở nên ngày càng nghiêm trọng và đây là một vấn đề đang được ưu tiên ví
nó có liên quan đến phần lớn cộng đồng dân cư, đặc biệt là các vùng nông thôn
nghèo.
Nghiên cứu này muốn giới thiệu việc dùng các
loại vật liệu xử lý có nguồn gốc tự nhiên với trữ lượng lớn, giá thành hã, dễ
kiếm ở Việt Nam lại có khả năng hấp phụ cao như bentonite, Laterite với mục
đích nhằm phát triển loại vật liệu hấp phụ asen trong nước sinh hoạt.
Nghiên cứu được thực hiện trên 2 loại vật liệu
có nguồn gốc tự nhiên. Khoáng Bentonite được lấy tại Mỏ Cổ Định (Thanh Hóa),
Laterite lấy tại Đoan Hùng (Phú Thọ). Các vật liệu này được xử lý hấp phụ bằng
các dung dịch có chứa kim loại As ở dạng As (III) và As (V).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với khoáng
Bentonite tại nồng độ dung dịch As (V) 10-20mg/l hiệu suất hấp phụ có thể đạt
được từ 70-90% còn đối với khoáng Laterite tại nồng độ As (V) 10-50mg/l hiệu
suất hấp phụ có thể đạt được từ 82-98%. Đối với As (III) đạt tối ưu ở nồng độ
10-20mg/l (với hiệu suất đạt được 74-83%) đối với Laterite và hiệu suất hấp phụ
đạt ở mức 68-80% đối với Bentonite.
Tạp chí Khoa học độc học, số 22/2012