Mô phỏng động thái đạm hữu dụng trong đất lúa bằng phần mềm STELLA
Nghiên cứu do Nguyễn Văn Quý, Phạm Trung Đoàn và Ngô Ngọc Hưng thực hiện nhằm đánh giá kết quả mô phỏng chu kỳ đạm thiết kế bằng Stella trên đất lúa Giồng Riềng (Kiên Giang); mô phỏng sự biến động lượng đạm hữu dụng trong đất cung cấp cho bắp, lúa trên hệ thống luân canh; mô phỏng năng suất lúa đạt được ở 3 mức hiệu quả sử dụng phân đạm (40,50 và 60%).
Đặc tính của đất lúa ngập nước là bón đạm (N)
cao, sự mất N cao và hiệu quả sử dụng N thấp. Mô hình mô phỏng là công cụ hỗ
trợ mạnh cho ước đoán lượng N tối hảo cho cánh đồng chuyên biệt và giúp tránh
bón thừa hoặc thiếu N. Trong nghiên cứu này, phần mềm Stella được sử dụng để
thiết kế chu trình N. Dữ liệu cơ sở sử dụng cho thiết kết mô hình được thu thập từ kết quả nghiên cứu thực tế trên
đất lúa Giồng Riềng (Kiên Giang).
Qua nghiên cứu cho thấy, yếu tố quan trọng ảnh
hưởng dến chu trình N khoáng hóa mô phỏng trong đất là lượng thải thực vật có
được từ sinh khối cây trồng được tạo nên ở vụ trước.
Kết quả mô phỏng cũng cho thấy lượng đạm được
khoáng hóa trong một vụ là 25kg/ha. Khi bón đạm, lượng N hút thu mô phỏng của
cây lúa là 80 kg ha-1,đây là lượng N được cân bằng với các tiến trình bốc hơi
N, khoáng hóa và mùn hóa xảy ra trong đất.
KY Hội nghị Khoa học Nông nghiệp CAAB năm 2012