SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu khả năng sinh các chất hoạt động sinh học của một số loài nấm lớn thuộc Basidiomycetes phân lập từ rừng mưa nhiệt đới Bắc Việt Nam. (2006 - 2008).

[16/01/2013 21:10]

Nấm lớn là một trong số các vi sinh vật hoại sinh có thể sống trong nhiều môi trường sinh thái, chúng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tốc độ của chu trình tuần hoàn vật chất tự nhiên, khoáng hóa các chất hữu cơ, làm sạch môi trường sinh thái và tăng độ phì nhiêu cho đất. Ở Việt Nam, nấm lớn đã được chú ý từ lâu, tác dụng dương tính của nấm làm nấm lớn nói chung và nấm dược liệu nói riêng ngày càng trở thành tâm điểm chú ý của các nhà khoa học trong nước.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về nấm mới chủ yếu tập trung vào phân tích thành phần dinh dưỡng, phương pháp nuôi trồng, và tổng kết các kết quả nghiên cứu của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc về khả năng điều trị một số bệnh của các đối tượng nấm dược liệu… mà chưa có một khảo sát nghiêm túc nào về thành phần hóa học các chất có hoạt tính sinh học ở các nấm dược liệu nói riêng và ở các nấm lớn nói chung. 

Từ mục tiêu trên, TS Lê Mai Hương và các cán bộ tham gia thực hiện dự án “Nghiên cứu khả năng sinh các chất hoạt động sinh học của một số loài nấm lớn thuộc Basidiomycetes phân lập từ rừng mưa nhiệt đới Bắc Việt Nam”. 

Sau quá trình thực hiện đề tài, các tác giả đã thu được các kết quả sau:

+ Đã tiến hành thu thập và phân lập được 100 chủng nấm lớn tại một số rừng phía Bắc Việt Nam.

+ Đã tiến hành lên men các chủng nấm phân lập được trong phòng thí nghiệm. Sơ bộ đánh giá hoạt tính enzyme phân giải một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy của 62 chủng nấm lớn.

+ Đã lựa chọn ra được 2 chủng có hoạt tính cao để khảo sát sâu hơn về thành phần hóa học. Phân lập và các định cấu trúc hóa học của 13 hợp chất từ 2 chủng đó và dã đánh giá hoạt tính sinh học.

+ Tạo ra chế phẩm HT1 ở 2 dạng: nước và bột mịn từ chủng nấm Hầu thủ. 

Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 7408/2009, kèm theo Phụ lục 7408-1) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).

Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ