Thu thập, bảo tồn và sử dụng nguồn gen một số loài cây gỗ bản địa ở Việt Nam và Trung Quốc
Trong các vùng nhiệt đới của Việt Nam và Trung Quốc, rừng tự nhiên bị khai thác kiệt quệ vì lợi ích từ thị trường gỗ từ hàng thập kỷ trước, đã dẫn đến nguồn gen của những loài cây gỗ này giảm đi nhanh chóng. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đã đầu tư nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, trồng rừng các loài cây bản địa và phục hồi rừng tự nhiên rộng lớn. Chương trình phục hồi rừng tự nhiên đnag được chú trọng và nghiên cứu phát triển các loài cây bản địa trong việc làm giàu rừng là những vấn đề cấp bách hiện nay.
Từ những mục tiêu trên,
PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa và các cán bộ đã tham gia nghiên cứu và viết báo cáo
về đề tài “Thu thập, bảo tồn và sử dụng nguồn gen một số loài cây gỗ bản địa ở
Việt Nam
và Trung Quốc”. Đề tài thu thập và trao đổi nguồn gen đối tượng chính
là 4 loài cây Cáng lò, Mỡ Hải Nam, Lát hoa và Mỡ, nhận thêm nguồn gen loài Giổi
xương từ Trung Quốc.
Sau quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài đã thu được các kết quả sau:
+ Đặc điểm sinh học và
sinh thái của cây Cáng lò, Giổi xương và Mỡ;
+ Kết quả về thu hái và
trao đổi hạt giống;
+ Gieo ươm và sinh trưởng
của cây con từ hạt giống thu hái từ Việt Nam và nhận được từ Trung Quốc;
+ Khảo nghiệm xuất xứ, hậu
thế và xây dựng khu bảo tồn nguồn gen các loài Cáng lò, Giổi xương và Mỡ Hải Nam;
+ Phân tích đa dạng di
truyền loài Cáng lò, Mỡ Hải Nam
và Giổi xương.
Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 7503/2009) tại
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).