Nghiên cứu xác định tỷ lệ các bon và no tơ (C/N) ứng dụng công nghệ Biofloc nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vanamei)
Đề tài do nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền và Nguyễn Văn Huấn Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện nhằm xác định tỷ lệ C/N phù hợp thông qua các chỉ số Biofloc là: FVI, TSS, VSS và chất lượng nước (TAN, N-NO2-); các thông số kỹ thuật tôm nuôi: hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm nuôi.
Ảnh minh họa
Công nghệ Bioflo (Bioflo
Technology viết tắt là BFT) ứng dụng trong môi trường thủy sản được coi là tiếp
cận công nghệ sinh học theo hướng mới dựa trên nguyên lý cơ bản của bung hoạt
tính dạng lơ lửng. Công nghệ BFT là giải pháp giải quyết được 2 vấn đề: (1)
loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý
nước ao nuôi, (2) sử dụng Biofloc làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho các loài thủy
sản nuôi.
Để thực hiện công nghệ
Biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vanamei), giải
pháp công nghệ cần thực hiện là tính toán tỷ lệ C/N phù hợp, có đủ cơ chất để
vi sinh vật chuyển hóa thành sinh khối.
Các thí nghiệm được tiến
hành tại Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Miền Bắc – Viện Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản I.
Tiến hành thí nghiệm tỷ lệ C/N ở 3 nghiệm thức C/N = 10, C/N = 12, C/N = 20. Đối
tượng thí nghiệm chính là tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vanamei) 15
ngày tuổi, khối lượng trung bình tôm thả ban đầu từ 0,016 – 0,001 mg/con. Tôm thí nghiệm được
kiểm tra sạch 5 loại virut nguy hiểm (TSV, YHV, WSSD, IHHVN, MBV). Mật độ tôm
thí nghiệm từ 120 – 150 con/m3. Thời gian thí nghiệm là 90 ngày.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tỷ lệ C/N = 12 thông số chất lượng nước, thông số Biofloc (FVI, VSS,
TSS), tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi đạt yêu cầu. Đề xuất tỷ lệ
C/N = 12 trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.