SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá đa dạng di truyền Sao đen (Hopea odorata Roxb.)

[31/01/2013 10:04]

Đề tài nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Hải Hồng, Trần Nhật Nam, Nguyễn Thị Lệ Hà (Phân viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ) thực hiện nhằm định hướng cho việc nghiên cứu chọn giống và phát triển cây Sao đen phục vụ trồng rừng trong tương lai.

Cây Sao đen - Ảnh minh họa

Sao đen (Hopea odorata Roxb.) thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), là loại cây bản địa gỗ lớn, thường xanh, có gì kinh tế. Tanin có trong lá, vỏ cây và gỗ được dùng trong thuộc da. Vỏ cây có thể được dùng làm thuốc chống viêm lợi. Một số hợp chất tự nhiên được tách chiết từ vỏ cây Sao đen như balanocarpol, hopeaphenol, ampelopsin H và hemlesyanol C có tác dụng chống oxy hóa và gây độc dòng tế bào ung thư Hela-S3 và Raji ở người. Đây là loài cây có nhiều hứa hẹn trong nghiên cứu hóa học cho các sản phẩm tự nhiên và ngành công nghiệp dược.

Sự phát triển của sinh học phân tử cụ thể là sự ra đời của các kỹ thuật chỉ thị phân tử như RAPD, AFLP, SSR,… Trong nghiên cứu này, chỉ thị phân tử được sử dụng, đây là một trong những chỉ thị được sử dụng khá phổ biến để đánh giá đa dạng di truyền ở nhiều loài họ Dầu.

Vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm 42 mẫu lá thu thập từ cây Sao đen trưởng thành tại 9 tỉnh, thành thuộc 3 vùng sinh thái lâm nghiệp tại Việt Nam, 11 mồi ngẫu nhiên cho phản ứng PCR-RAPD.

Bằng kỹ thuật RAPD với việc sử dụng 11 mồi ngẫu nhiên trên 42 mẫu Sao đen cho thấy số lượng băng AND được khuếch đại là 222 băng, trung bình 22 băng/mồi. Mồi có số băng khuếch đại cao nhất là OPU8 và OPU15 với 24 băng được khuếch đại. Mồi có số băng được khuếch đại thấp nhất là OPU4 với 16 băng, băng đa hình chiếm tỷ lệ 100%. Kích thước các phân đoạn AND được khuếch đại nằm trong khoảng 150 – 1700 bp.

Các mẫu Sao đen sử dụng trong nghiên cứu có đa dạng di truyền ở mức trung bình, hệ số tương đồng dao động trong khoảng 0,67 – 1,00 và được chia thành 5 nhóm chính: Nhóm I: S-KT-3-6 (Đắc Hà, Kon Tum); S-TP-1,2,3,5 (Định Quán, Đồng Nai); S-CP-1-3 (Chư Prong, Gia Lai); nhóm II: S-KH-3 (Vạn Ninh, Khánh Hòa); S-MG-1-4 (Mang Yang, Gia Lai); S-BMT-3,6,7 (Buôn Mê Thuộc, Đắc Lắc); nhóm III: S-CT-2-5 (Tân Phú, Đồng Nai); S-HCM-1-3 (TP. Hồ Chí Minh); S-BD—2,3,6,7,10 (Bù Đăng, Bình Phước); nhóm IV: S-BC-1-5 (Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu); S-BT-1,3,6,7 (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận); nhóm V: S-KH-1,2 (Vạn Ninh, Khánh Hòa). Hệ số tương đồng di truyền của các nhóm I, II, III, IV, V là cao, tương ứng 0,82, 0,81, 0,79, 0,77, 0,94.

Tạp chí NN&PTNT, số 22/2012
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ