SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu hệ thống biểu hiện protein kháng nguyên VP1 của vi rút gây bệnh lở mồm long móng tuýp O hướng đến tạo vắc xin AND phòng bệnh trên gia súc.

[31/01/2013 17:02]

Đề tài nghiên cứu do tác giả Phạm Thị Hoàng Oanh và nhóm cộng sự thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên và trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện.

Bệnh lở mồm long móng (foot and mouth disease – FMD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh, rất mạnh và có phổ gây bệnh rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, heo và người. Bệnh gây tổn thất lớn về kinh tế và thiệt hại về đàn giống sinh sản.

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) do vi rút thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae, có 7 tuýp gây bệnh LMLM: O, A, C, S.A.T-1, S.A.T-2, S.A.T-3 và ASIA-1. Hiện nay, ở nước ta có 3 tuýp gây bệnh là A, O và S.A.T-1, gây triệu chứng và bệnh tích như nhau nhưng không gây miễn dịch chéo. Vi rút LMLM có bộ mã di truyền gồm 1 sợi đơn ARN và 60 bản sao mỗi loại của 4 protein cấu trúc (VP1 – VP4). Trong số 4 loại protein cấu trúc, VP1 mang yếu tố quyết định kháng nguyên (epitop) chính quyết định tính sinh miễn dịch của vi rút LMLM. 2 epitop tế bào B VP1 (141-160) và VP1 (200-213) là yếu tố quyết định kháng nguyên kích thích đáp ứng miễn dịch dịch thể. Epitop VP1 (141-160) cũng là epitop tế bào T có khả năng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Trong nghiên cứu này, các đoạn gien dùng siêu biến (vùng V) của chuỗi nhẹ IgG heo được thay bằng 1 đoạn oligonucleotit tổng hợp mang epitop VP1 (141-160) và tạo dòng vào vector pTandem 1 (Novagen) để tạo vắc xin AND cho bệnh lở mồm long móng. Vắc xin AND ứng viên này được kiểm tra sự biểu hiện ở mức phiên mã và dịch mã trên tế bào  CHO-K1 để và khả năng gây miễn dịch và khảo sát đáp ứng miễn dịch trên chuột nhắt trắng khi tiêm vắc xin LMLM tuýp O.

Kết quả cho thấy, hệ thống biểu hiện kháng nguyên VP1 của vi rút LMLM tuýp O trong nghiên cứu này có khả năng biểu hiện khoảng 0,4-0,7 pg protein/tế bào/ngày, có khả năng sinh đáp ứng miễn dịch khi tiêm cho chuột và đáp ứng miễn dịch này phụ thuộc vào liều tiêm vắc xin. Kết quả bước đầu này là nền tảng cho pha 2 của nghiên cứu là thử nghiệm trên gia súc.

Tạp chí NN&PTNT, số 17/2012
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ