Nghiên cứu tài nguyên rau rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
Nghiên cứu do nhóm tác giả Đặng Quốc Vũ (Cục Kiểm lâm), Trần Minh Hợi và Đỗ Thị Xuyến (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) thực hiện nhằm bảo tồn và phát triển các loại rau rừng đang ngày càng trở nên khan hiếm như hiện nay.
Khu bảo tồn (KBT) Xuân
Liên nằm trên 5 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân, Xuân Cẩm và Lương Sơn thuộc
địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Cũng như bất kỳ nơi đâu có rừng,
đồng bào các dân tộc sinh sống quanh KBT đã có thòi quen từ lâu đời khai thác
và sử dụng thực vật phục vụ các nhu cầu dân sinh, trong đó có nhu cầu lấy thực
vật làm ăn. Nhu cầu ngày càng cao đã làm cho các loài rau rừng ngày càng trở
nên khan hiếm. Nghiên cứu đề cập đến một số loài cây rừng đang bị khai thác
mạnh làm rau ăn tại KBT Xuân Liên và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát
triển các loài thực vật này.
Với phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) bao gồm nhập cuộc và quan sát, lập
danh mục tự do, phỏng vấn sâu tại các hộ gia đình, kiểm tra và bổ sung tại thực
địa. Phương pháp điều tra theo tuyến thu mẫu thực vật, phương pháp chuyên gia
trong giám định mẫu vật.
Qua khỏa sát nghiên cứu, kết quả
cho thấy, thực vật được đồng bào các dân tộc tại KBT Xuân Liên, Thanh Hóa sử
dụng làm rau ăn tương đối phong phú. Nhiều loài thường được sử dụng như Rau
càng cua, Bứa lá thuôn, Quạ quạ, Nhội, các loài Chua
me đất, Sung, Bánh lái,… Một số loài đang bị người dân khai thác, sử dụng quá
mức như: Măng của các loài tre nứa, Rau dớn, Rau đắng, Lạc tiên, Rau bò khai.
Việc tăng cường quản lý, tuyên truyền và giáo dục về khai thác hợp lý là biện
pháp cần thiết.