Nâng cấp giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam
Đề tài do nhóm tác giả Nguyễn Văn Bộ và Đào Thế Anh Viên Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam thực hiện với mục tiêu là nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc tạo thêm giá trị ở mỗi khâu và phân chia hài hòa trong chuỗi sẽ góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của nông sản, cải thiện thu nhập của nông dân và đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp.
Trong hơn 20 năm qua, nông nghiệp Việt Nam
đã đạt được những thành tựu nổi bật, đảm bảo an ninh lương thực, đưa chúng ta
thành cường quốc xuất khẩu nông sản, trong đó nhiều mặt hàng đứng vị trí hàng
đầu thế giới như gạo, cao su, hồ tiêu, chè, thủy sản…và đặc biệt, nông nghiệp
là ngành duy nhất xuất siêu, góp phần ổn định cán cân thương mại và giúp chúng
ta vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây.Tuy nhiên, chúng ta cũng luôn
đứng trước các thử thách: “được mùa mất giá, mất mùa được giá”;
“trồng-chặt”…Nhiều nông sản tăng sản lượng hàng năm, song gần như không tăng
lợi nhuận, đến mức thủ tướng chính phủ phải can thiệp để đảm bảo nông dân có
lãi, ít nhất 30% trong sản xuất lúa gạo. Nguyên nhân của tồn tại này có nhiều,
song nguyên nhân của mọi nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là chúng ta đã
không tạo dựng được thị trường của riêng mình. Các công đoạn tạo nên giá trị
gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị nông sản hầu như đều nằm ở ngoài lãnh thổ
Việt Nam như chế biến, phân phối, trong khi các công đoạn trong nước điều tạo
ra giá trị gia tăng thấp, nhất là khâu sản xuất. Nâng cao giá trị gia tăng thông
qua việc tạo thêm giá trị ở mỗi khâu và phân chia hài hòa trong chuỗi sẽ góp
phần làm tăng năng lực cạnh tranh của nông sản, cải thiện thu nhập của nông dân
và đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu các chuổi
giá trị nông sản hiện nay ở Việt Nam, vai trò của các chuổi giá trị trong nước,
các ứng dụng khoa học và công nghệ trong
công đoạn sản xuất, trong công đoạn bảo quản chế biến và trong thương mại sản để
nâng cao chuổi giá trị nông sản và đề xuất một số giải pháp để nâng cao giá trị
gia tăng trong chuổi giá trị nhông sản như giải pháp về thị trường, giải pháp
về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, giải pháp về hỗ trợ doanh
nghiệp và đầu tư công nghệ và giải pháp về hỗ trợ xây dựng tổ chức nông dân và
hiệp hội ngành hàng.
Qua thời gian nghiên cứu đề tài đã đưa đến
một số kết luận như sau: Nông nhiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức to lớn
về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, giá thành sản xuất cao, chất lượng
nông sản thấp làm cho năng lực cạnh tranh giảm. Thêm vào đó, do công nghiệp chế
biến lạc hậu, thương hiệu sản phẩm không có nên việc gia tăng giá trị nông sản
trong chuỗi giá trị rất hạn chế. Việc gắn sự phát triển nông nghiệp xanh với
chiến lược phát triển chuỗi là công việc cần làm ngay. Tăng trưởng của nông
nghiệp thời gian qua chủ yếu nhờ vào đổi mới chính sách, tăng cường đầu tư,
nhất là trong thủy lợi và phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt về giống.
Trong thời gian tới, tăng trưởng trong nông nghiệp và khoa học công nghệ, trong
đó phát triển doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong gia tăng chuỗi giá trị.