Nghiên cứu biến tính tinh bột khoai lang bằng NaCIO và ứng dụng trong sản xuất nước mắm dạng kem
Nghiên cứu do Vũ Thị Ngọc Bích, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp thực hiện với mục tiêu là biến tính làm tăng độ nhớt, độ hòa tan cho tinh bột khoai lang Hoàng Long để sử dụng làm phụ gia cho nước mắm dạng kem.
Tinh bột biến tính đã được nghiên cứu và
ứng dụng khá nhiều trong công nghệ sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên các loại tinh
bột khác nhau với cấu trúc, thành phần khác nhau khi biến tính có thể cho những
đặt tính khác biệt. Cây khoai lang (Ipomoea batatas) rất phổ biến tại Việt Nam
và tinh bột khoai lang dễ khai thác. Tuy nhiên việc nghiên cứu biến tính tinh
bột khoai lang còn chưa được quan tâm nhiều. Tinh bột khoai lang với hàm lượng
amilopectin cao (78-85%), hàm lượng amiloza thấp nên độ nhớt cao. Tuy nhiên độ
nhớt của tinh bột tự nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là với vai
trò một phụ gia cải thiện độ sánh, độ dẻo. Biến tính tinh bột khoai lang bằng
phương pháp oxy hóa với sự xuất hiện thêm các nhóm cacboxyl sẽ có khả năng làm
tăng độ nhớt dịch hồ cùng với sự tăng khả năng Hòa tan. Với những đặt tính đó
tinh bột biến tính sẽ được áp dụng rất hiệu quả để làm tăng độ nhớt, độ đặt cho
nhiều loại thực phẩm như nước mắm dạng kem, các loại nước sốt…
Nước mắm là một sản phẩm được sử dụng rất
phổ biến và thường xuyên. Tuy nhiên, với sản phẩm ở trạng thái lỏng, nước mắm
gây ra nhiều phiền toái trong sử dụng như vận chuyển đến các vùng sâu, vùng xa,
trong hoạt động du lịch. Nước mắm dạng kem với mức độ cô đặc thấp, sản phẩm có
dạng sệt đóng gói trong tuýp nhựa rất thuận tiện cho việc vận chuyển và sử dụng
khi đi xa mà hương, vị không bị ảnh hưởng nhiều do cô đặc ít. Để có độ sánh cần
thiết nước mắm cần được bổ sung thêm tinh bột biến tính có độ nhớt cao, đồng
thời có độ hòa tan lớn để không ảnh hưởng đến độ trong của sản phẩm khi pha
loãng đến nồng độ sử dụng.
Với mục tiêu nghiên cứu nhằm cải thiện độ
sánh, dẻo thông qua biến tính tinh bột khoai lang để làm tăng độ nhớt và độ hòa
tan cho các sản phẩm. Hợp chất NaCIO được sử dụng để làm biến tính tinh bột
khoai lang Hoàng Long bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm, xác định miền
khảo sát, thiết lập mô hình và tiến hành các thí nghiệm. Quá trình được nghiên
cứu với các yếu tố ảnh hưởng là tỷ lệ NaCIO, nhiệt độ và thời gian biến tính. Kết
quả thí nghiệm đã được xử lý bằng phần miềm thống kê Design-Expert 7.1, sử dụng
mô hình tối ưu hóa bậc 2 và chập mục tiêu theo thuật toán “hàm mong đợi”.
Đề tài đã tìm được phương án tối ưu cho quá
trình biến tính tinh bột khoai lang như sau: Nồng độ NaCIO 4,8%; thời gian 3.86
giờ; nhiệt độ 310C; khi đó độ nhớt đạt 2,553E; độ hòa tan đạt:
67,71% và độ bền gel đạt 532,14 g. Tinh bột khoai lang với hàm lượng
amilopectin cao (79,5%) biến tính bằng NaCIO có độ nhớt tăng cao hơn các phương
pháp biến tính khác; chỉ số này cũng tăng hơn so với biến tính tinh bột khác
với cùng phương pháp khác. Mặt khác tinh bột khoai lang biến tính bằng NaCIO có
độ bền gel tăng rất ít. Với sự tăng độ Hòa tan, độ nhớt và ở mức độ nhất định
của độ bền gel tinh bột khoai lang biến tính được nghiên cứu ứng dụng làm phụ
gia tạo độ sánh cho sản phẩm nước mắm dạng kem. Với tỉ lệ 4% tinh bột biến tính
sản phẩm mắm kem đạt chất lượng tốt; nước mắm có độ sánh đảm bảo, sau khi bảo
quản 4 tháng sau khi pha loãng đến nồng độ sử dụng có độ trong và chất lượng
cảm quan tương đương nước mắm gốc.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tinh bột
khoai lang Hoàng Long biến tính dùng làm phụ gia cho sản xuất nước mắm kem có
tác dụng tạo độ sánh, độ trong và tính chất cảm quang tốt.