Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng cá tra ở ĐBSCL
Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Văn Gia Nhỏ, Nguyễn Văn An - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam và Nguyễn Phú Son - Viên Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện nhằm mục tiêu phân tích hiệu quả các ngành hàng cá tra (phân tích kinh tế chuỗi giá trị) nhằm xác định các giải pháp cần thiết để thúc đẩy ngành hàng cá tra, qua đó, cung cấp thông tin về ngành hàng này cho người quản lý trong hoạch định các chính sách hỗ trợ ngành và thực hiện chính sách, cũng như cho các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong thời gian qua, ngành hàng cá tra nuôi
(Pangasius hypophthalmus) có nhiều biến động nhưng không thể phủ nhận vai trò
của ngành hàng này đối với kinh tế của địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho
người lao động. Thị trường xuất khẩu có rất nhiều tiềm năng bởi giá cá tra xuất
khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới rẻ và được một số thị trường truyền
thống ưa chuộng. Hơn nữa, sau sự kiện Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF)
đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ đã giúp người tiêu dùng thế giới biết
đến sản phẩm cá tra Việt Nam nhiều hơn, các doanh nghiệp chế biến nâng cao ý
thức sản xuất sản phẩm chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Bộ
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thực hiện chiến lược phát
huy thủy sản của Việt Nam đến năm 2020, đây thực sự là cơ hội phát triển cho
ngành hàng cá tra. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra ở đồng bằng
sông Cửu Long” đã được triển khai thực hiện tại 4 tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, bao gồm: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang với các tác nhân
chính là hộ nuôi cá tra (302 mẫu), thương lái/đại lý thu mua (10 mẫu), công ty
chế biến (6 mẫu). Cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (ValueLinks) của GTZ
(Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit – Đức) được áp dụng trong
nghiên cứu này.
Kết quả khảo sát chuỗi giá trị cá tra chỉ
ra rằng: Năng suất cá tra nuôi bình quân năm 2010 không cao, đạt 294 tấn/ha;
hiệu quả vốn đầu tư ở hộ nuôi chỉ đạt 10,6%; giá thành sản xuất 16.659 đ/kg cá
tra nguyên liệu và 30% hộ cá tra bị lỗ phần lớn cá tra nguyên liệu được bán
trực tiếp cho nhà máy chế biến, ít bán qua trung gian và 96,7% lượng cá được
chế biến xuất khẩu. Tổng giá trị gia tăng của chuỗi theo kênh thị trường 2
(kênh xuất khẩu): Người nuôi cá tra g
Công ty chế biến g Xuất khẩu là 8.775
đồng/kg và tổng lợi nhuận trong kênh này đạt 3.485 đồng/kg, trong đó công ty
chế biến đóng góp 69,4% và nhận được 44,5% lợi nhuận, người sản xuất nhận được
55,5% lợi nhuận của chuỗi giá trị. Từ kết quả phân tích giá trị chuỗi cá tra,
chiến lược nâng cấp chuỗi được chọn là “Đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ để
nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển và gia tăng sản xuất”. Mục tiêu của chiến
lược nâng cấp là tăng sản lượng, phát triển thị trường, tạo việc làm cho người
lao động, xây dựng mối liên kết giữa các tác nhân. Kênh thị trường xuất khẩu
(kênh 2): người nuôi cá g công ty chế biến g
thị trường xuất khẩu được chọn để nâng cấp.
Để thực hiện thành công chiến lược nâng
cấp, cần có sự tham gia hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi. Những người hỗ trợ, thúc đẩy
chuỗi cần thực hiện những hỗ trợ sau: (i) Quy hoạch vùng nguyên liệu dựa trên
quy hoạch chế biến thủy sản đến năm 2020, trong đó xác định rõ vùng nuôi cá,
vùng nguyên vật liệu của công ty; (ii) phát triển mô hình liên kết ngang và
liên kết dọc trong chuỗi giá trị; (iii) tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật
cho người nuôi cá; (iv) kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào; (v) chính sách
tín dụng cho hộ dân đầu tư nuôi cá sạch và công ty chế biến sử dụng nhiều lao
động; (vi) tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ dành cho công ty chế biến
để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra.