SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu dịch tể ấu trùng sán lá truyền lây trên cá chép bột, chép hương (Cyprinus carpio).

[13/02/2013 00:45]

Đề tài do Kim Văn Vạn và Nguyễn Thị Lan – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện với mục tiêu nghiên cứu dịch tể ấu trùng sán lá truyền lây trên cá chép bột, chép hương (Cyprinus carpio).

Cá chép là một đối tượng cá nuôi nước ngọt được nhiều người ưa chuộng do cá có đặt tính là chất lượng thịt thơm ngon, ngoại hình đẹp, thích nghi rộng với nhiều loại hình thủy vực. Tuy nhiên, đặc tính sinh học của cá chép cũng tiềm ẩn mối nguy mất an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến sự nhiễm ấu trùng sán lá truyền lây mà cá là loài vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá. Sán có vòng đời phức tạp, ở giai đoạn trưởng thành sán thường ký sinh ở ruột, ống mật, gan của người, thú và chim ăn cá. Ở ký chủ cuối cùng sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường nước phát triển thành ấu trùng, ấu trùng tìm đến ốc Melanoides tuberculata để ký sinh. Ốc được coi là vật chủ trung gian thứ nhất, sau đó ấu trùng rời ốc (cercaria) tìm đến ký sinh ở mang, cơ, vây của nhiều loài cá; đặt biệt ở giai đoạn cá hương gây bệnh “ kênh mang” và được gọi là vật chủ trung gian thứ 2 do ấu trùng metacercaria gây ra (Kim Văn Vạn & cs., 2013).

Ở giai đoạn nhỏ cá chép thường ăn nổi và ăn động vật phù du là chính; sau khi lớn lên chúng chuyển sang sống dưới đáy và phổ thức ăn chính là động vật đáy; khi ương nuôi cá chép thường bị nhiễm ấu trùng sán lá, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc hô hấp, sinh trưởng và thậm chí còn gây chết (Arthur J. R. và B. Q. Te, 2006). Từ năm 2004 đến nay, dự án ký sinh trùng truyền lây qua cá (FIBOZOPA) đã nghiên cứu ấu trùng sán trên một số loại cá nuôi ở Nam Định, Nghệ An, Khánh Hòa, vùng đồng bằng sông Cửu Long…tuy nhiên ở giai đoạn cá chép bột, cá chép hương chưa tiến hành nghiên cứu ở Việt Nam.

Để điều tra tình hình dịch tễ ấu trùng sán lá truyền lây trên cá chép bột, chép hương (Cyprinus carpio) đề tài đã tiến hành thu 1230 mẫu cá bột từ 41 ao cá đẻ bằng 2 hình thức: đẻ nhân tạo và bán nhân tạo; 3600 mẫu cá chép hương từ 30 ao ương giống trong các tuần tuổi từ 1-4 để kiểm tra ấu trùng sán (ATS) bằng phương pháp ép mô.

Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự nhiễm ATS lá trên cá bột và cá chép hương dưới 2 tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 3-4 tỷ lệ và cường độ nhiễm ATS tăng theo thợi gian. Các loài ATS tìm được gồm có 3 loài sán lá ruột nhỏ: Centrocestus formosanus, Haplorchis pumilio, H.taichui và một loài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis; trong đó ATS lá C.formosanus chỉ thấy ký sinh trên mang gây kênh nắp mang và là loài nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao nhất trên cá chép hương.

Tạp chí NN&PTNT số 21/2012
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ