SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

“Chân đất” trẻ sáng chế máy thổi lá

[13/02/2013 08:29]

Không được ăn học đến nơi đến chốn, chỉ mới “tốt nghiệp” cấp 2, song anh nông dân Đặng Xuân Trường lại là chủ nhân của sáng chế máy quét lá cao su, đáp ứng được nhu cầu dọn dẹp của hầu hết các hộ dân trồng cao su tại xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Thay vì phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm người quét lá thuê, hoặc dồn quá nhiều công sức cho việc dọn lá, giờ đây, bà con nông dân chỉ cần dùng một chiếc quạt lá do anh Trường sáng chế ra, để giải quyết vấn đề này. Máy quạt đến đâu, lá cao su cuốn theo đến đó một cách nhanh gọn. Thiết bị khá đơn giản, song hiệu quả mang lại rất lớn. Không những thế, còn giúp làm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ trong mùa lá rụng.

Anh Đặng Xuân Trường cho biết: Bà con ở xã anh trồng cao su rất nhiều, thường lên tới vài trăm hecta. Chính vì thế, mỗi khi đến mùa cao su rụng lá, chủ vườn nào cũng có chung một nỗi lo làm sao nhanh chóng thu gom lá. Vào khoảng tháng mười một, mười hai và vào những ngày giáp tết, lá rụng gần như suốt ngày với mật độ rất dày, dễ bắt lửa, bà con phải đi quét lá gom lại thành từng hàng theo luống cao su để chống cháy. Công việc này không nặng nhọc nhưng rất tốn công vì lá rụng nhiều, cứ quét xong vài ngày đã phải quét lại vì mùa khô, gió thổi nhiều.

Trước đây, thỉnh thoảng anh Trường vẫn đi quét lá phụ bà con, nên anh khá thấu hiểu nỗi vất vả này. Trong những lần quét lá thuê, anh Trường vẫn thường nghĩ đến một chiếc máy có thể quét được thật nhanh đám lá này. Suy nghĩ này đeo bám anh một thời gian dài. Sau đó, anh bắt đầu mày mò với chiếc máy cắt cỏ vẫn được nhà anh sử dụng bấy lâu nay, để tiến hành nghiên cứu. Chiếc máy cắt cỏ này có thể dọn được cỏ theo luống, cũng có những khoảng trống gần những khoảng trống theo hàng cao su mà người trồng vẫn dùng làm đường băng cản lửa. Vì thế, anh suy nghĩ chỉ cần được gắn thêm cánh quạt thì sẽ có thể quét được lá.

Anh quan sát, tháo rời phần dao phát cỏ phía trước, rồi dùng cánh quạt máy gắn vào. Khi khởi động, máy cũng thổi được lá khô, tuy nhiên, do cánh quạt chỉ làm bằng nhựa nên chỉ chưa đầy một giờ, cánh quạt đã vỡ. Tin tưởng vào nguyên lý cấu tạo của máy có thể thổi lá. Anh Trường tiếp tục đặt làm cánh quạt bằng sắt, để lắp vào chiếc máy cắt cỏ đã chế tạo sẵn. Song, cánh quạt bằng sắt cũng thất bại vì cánh quá nặng, máy cắt cỏ không quay nổi. Hơi nản chí, song anh không bỏ cuộc, mà tiếp tục suy nghĩ, mày mò và quyết định dùng thử cánh quạt bằng nhôm. Lần này may mắn đã mỉm cười với anh Trường: máy chạy tốt và cuốn được lá thành từng cụm. Để có cánh quạt này, anh phải nhờ tới cánh thợ gò ở Cải tiến đơn giản, nguồn lợi lớn

Với chiếc máy "thổi lá" này, chỉ trong một ngày đã có thể quét gọn gàng đến 3ha vườn cao su. Trong khi đó, trước đây, nếu muốn quét được 1ha cao su, chủ vườn thường phải thuê đến ba công và làm liên tục trong một ngày. Nhìn thấy lợi ích mà chiếc máy quét lá của anh Trường mang lại, mọi người trong vùng rất phấn khởi.

Chiếc máy được khá nhiều chủ vườn thuê để sử dụng vì có thể làm sạch vườn nhanh hơn trước gấp 5-6 lần. Nó không những cuốn được lá khô nằm ở lớp trên mặt, mà ngay cả đám lá khô bị dính lẫn trong đất cũng bị cuốn theo chiều quạt của máy. Người điều khiển máy cũng chỉ cầm cây có cánh quạt và đứng thẳng, không cần phải khom người như khi quét lá bằng chổi.

Chi phí để sản xuất một chiếc máy thổi lá cũng rất tiết kiệm. Chỉ cần bỏ ra 1 triệu đồng để mua máy cắt cỏ, và 50.000 đồng cho cánh quạt là có thể sử dụng máy một lúc cho hai việc vừa lợi về kinh tế, và lợi về công sức lao động. Từ lợi ích mà chiếc máy thổi lá của anh Trường mang lại, bà con trong xã cũng tiến hành bắt chước bằng cách cải tiến chiếc máy cắt cỏ của nhà mình, để tạo thành máy thổi lá. Anh Trường cũng khuyến khích mọi người bằng cách truyền đạt lại kinh nghiệm mà mình đã làm.

Kinh nghiệm cải tiến của anh không chỉ được bà con trong xã học hỏi, mà còn lan sang các vùng khác. Sau đó, công ty Cao su Bình Thuận cũng đã cử nhân viên về tìm hiểu và học tập kinh nghiệm của chiếc máy thổi lá này. Hàng chục chiếc máy thổi lá đã được đưa vào sử dụng một cách hiệu quả ở huyện Đức Linh (Bình Thuận).

Một vài người cho rằng, do không biết đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi đối với sáng chế của mình, nên anh Trường chịu nhiều thiệt thòi, dẫn đến việc rất nhiều người trong vùng và các vùng lân cận, đã bắt chước sản phẩm của anh. Tuy nhiên, anh Trường bộc bạch rằng, “tôi nghĩ đó chỉ là cải tiến đơn giản của người làm nông, chẳng phải sáng kiến kỹ thuật gì to tát, nên cũng chẳng nghĩ đến việc đi đăng ký cái này cái nọ”.huyện làm giúp, kích cỡ của cánh quạt khoảng nửa mét.

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ