Nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ tổng quát hóa tự động cho dữ liệu lớp đối tượng nhà trên bản đồ địa hình trong môi trường ArcGIS
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (ĐH Nông lâm TP.HCM), Vũ Xuân Cường (ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng các công cụ tổng quát hóa có sẵn trong phần mềm ArcGIS 9.3, đồng thời thiết kế xây dựng bộ công cụ tổng quát hóa tự động cho dữ liệu lớp đối tượng nhà trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn trong môi trường ArcGIS dựa trên mối quan hệ các thành phần COM, thư viện ArcObject, geoprocessing của ArcInfo và ngôn ngữ lập trình VBA được tích hợp trong ArcObject
Hình minh họa.
Tổng quát hóa bản đồ là
phương pháp đặc biệt để lựa chọn và khái quát các yếu tố nội dung bản đồ, làm
sáng tỏ và biểu thị lên bản đồ các đặc điểm đặc trưng, những nét cơ bản, điển
hình của đối tượng, hiện tượng và mối tương quan giữa chúng với nhau, làm nổi
bật quy luật phát triển tự nhiên và kinh tế xã hội. Tổng quát hóa đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong quá trình thành lập bản đồ, vì trên bề mặt trái đất có
rất nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội mà bản đồ không thể biểu thị hết
được nên phải chọn các yếu tố chủ yếu và khái quát các đặc trưng về hình dạng,
số lượng, chất lượng các yếu tố nội dung cho phù hợp với mục đích nội dung và
tỷ lệ bản đồ.
Với điều kiện kỹ thuật và
công nghệ của Việt Nam
hiện nay giải pháp sử dụng các phần mềm nước ngoài hỗ trợ tổng quát hóa và biên
tập bản đồ là phù hợp nhất. Tuy nhiên do cơ sở khoa học về tổng quát hóa bản đồ
tương đối phức tạp nên trong quá trình sử dụng các công cụ phục vụ tổng quát hóa
còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc xây dựng một chương trình tổng
quát hóa trên nền công nghệ của nước ngoài theo một quy trình thống nhất là rất
cần thiết nhằm đảm bảo tính khách quan, dễ sử dụng , có cơ sở khoa học trong
tổng quát hóa và biên tập bản đồ, đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm
hiện hành.
Bộ công cụ mà nhóm tác giả
xây dựng đã được thử nghiệm để tổng quát hóa tự động các đối tượng nhà trên bản
đồ địa hình từ tỷ lệ 1:2000 xuống tỷ lệ 1:10000.
Nhóm tác giả cũng đề xuất
một số hướng nghiên cứu là tiếp tục hoàn thiện chương trình ứng dụng với nhiều
chức năng hơn đáp ứng nhu cầu sử dụng và tổng quát hóa bản đồ; cần có một cơ sở
dữ liệu bản đồ địa địa hình hoàn chỉnh và trên cơ sở đó nghiên cứu để xây dựng
các công cụ tổng quát hóa tự động cơ sở dữ liệu đáp ứng đa mục tiêu.
LV (nguồn: Hội nghị KH&CN ĐH Tài nguyên và Môi
trường TP.HCM, 12/2012)