Xét duyệt đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp laser trong thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ”.
Ngày 04/4/2013, tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ, Hội đồng khoa học đã tiến hành xét duyệt đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp laser trong thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ” do Bs CKII. Nguyễn Hữu Dự, phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Tại buổi xét duyệt, Ths. Bs Lâm Đức Tâm, đại diện Ban chủ nhiệm đề tài đã trình bày các mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, khả năng và hiệu quả
thực tế của đề tài có thể mang lại.
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị thụ
tinh ống nghiệm bằng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser, sử dụng
phương pháp làm mỏng. Đề tài dự kiến thực hiện tại Khoa hiếm muộn, bệnh viện Đa
khoa TP. Cần Thơ từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2015, với tổng kinh phí dự kiến khoảng
1,6 tỷ đồng.
Ths. Bs Lâm Đức Tâm (bìa phải) thuyết minh đề tài trước hội đồng.
Để đáp ứng mục
tiêu đề ra, trong 3 năm, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các cặp vợ chồng vô sinh - hiếm muộn đến khám tại
bệnh viện Đa khoa TPCT, từ đó tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng chương
trình Stata 8.0; đánh giá kết
quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng
tia laser qua biểu hiện thai sinh hóa và thai lâm sàng, đồng thời xác định tỷ lệ
thành công của phương pháp này thông qua thai sinh hóa, thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy
thai, tỷ lệ đa thai…
Bs CKII. Đỗ Thị Kim Ngọc (giữa) - phản biện đề tài
Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp phát hiện sớm những trường hợp thụ tinh ống nghiệm được điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng, giảm gánh nặng điều trị hiếm muộn cho cộng đồng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ cung cấp số liệu khoa học thực tế cho công tác giảng dạy tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Hội đồng đánh giá
cao ý nghĩa và giá trị của đề tài, đồng thời cũng đề nghị Ban chủ nhiệm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện một số điểm trong nội dung và hình thức của
thuyết minh của đề tài.