Nghiệm thu dự án “xây dựng mô hình phát triển cây chùm ngây vùng Bảy núi, tỉnh An Giang”
Ngày 02/4/2013, tại Phòng họp Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh tiến hành họp nghiệm thu dự án “xây dựng mô hình phát triển cây chùm ngây vùng Bảy núi, tỉnh An Giang” - thuộc chương trình xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004 – 2010. Do ThS. Trần Văn Mì – Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn làm chủ trì. Cơ quan chuyển giao công nghệ là Trung tâm Sâm và Dược liệu – Viện Dược liệu – Bộ Y tế. Thời gian thực hiện từ tháng 04/2010 đến tháng 10/2012.
Mục tiêu chung của dự án
là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm khai thác tiềm năng tài nguyên thiên
nhiên của khu vực Bảy núi, tạo vùng nguyên liệu chuyên canh cây dược liệu góp
phần phát triển nông nghiệp và du lịch.
Mục tiêu cụ thể là xây
dựng 03 mô hình trồng cây chùm ngây tại 03 khu vực núi Dài và núi Cô tô, gắn
với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty cổ phần Cây Xanh Tp Long Xuyên, Công
ty Domesco và Công ty Hưng Trung; Xây dựng 01 vườm ươm cây giống tại xã Châu
Lăng, huyện Tri Tôn với diện tích khoảng 3.000m2 nhằm cùng cấp giống
cho vùng nguyên liệu tập trung 200ha chuyên sản xuất cây chùm ngây. Về lâu dài,
cung cấp giống nhiều loại cây dược liệu quý cho vùng chuyên canh cây dược liệu Bảy
núi với quy mô lớn; Tập huấn và chuyển giao các quy trình nhân giống, sản xuất,
thu hoạch và sơ chế dược liệu cho khoảng 200 nông dân vùng Bảy núi.
Kết quả thực hiện xây dựng
mô hình:
- Đã khảo sát chọn điểm
xây dựng mô hình và sưu tầm nguồn giống cây chùm ngây đã chọn 03 địa điểm thích
hợp là hộ ông Dương Hữu Nhơn - ấp An Hòa, xã Châu Lăng (Núi Cấm) với diện tích
01 ha; hộ ông Danh Lũy - thị trấn Tri Tôn (Núi Tà Pạ, Cô Tô) với diện tích 01
ha; hộ ông Nguyễn Văn Dân - xã Châu Lăng (Núi Nam Quy) diện tích 01ha. Kết quả
thu thập xác định nguồn giống cây cùm ngây của Tri Tôn hiện đang trồng là giống
lá nhỏ có tên loài moringa oleifera,
hạt giống có nguồn gốc từ Mỹ.
- Xây dựng vườn ươm trong nhà
lưới 1.000m2 và ngoài trời 2.000m2 và đã cung cấp giống
cho 20 nông dân trong huyện và số lượng 100.000 cây. Đồng thời còn cung cấp hạt
giống và cây giống cho một số hộ ngoài tình như Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên
Giang,… số lượng khoảng 20kg hạt giống.
- Các quy trình chuyển
giao gồm: quy trình nhân giống bằng hạt và hom cành; quy trình trồng và chăm
sóc; quy trình thu hoạch.
- Đào tạo – tập huấn: Đào tạo
04 người (02 kỹ sư và 02 kỹ thuật viên) tại Trung tâm Sâm và Dược liệu về nhân
giống, trồng và thu hoạch cây chùm ngây theo hướng VietGAP và GACP-WHO; tổ chức
04 lớp tập huấn chuyển giao quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch cây chùm ngây
cho 200 nông dân tại các điểm thực hiện mô hình.
- Tổ chức sản xuất: đã
thành lập các tổ liên kết sản xuất, ký hợp đồng thiêu thụ sản phẩm, quy hoạch
vùng sản xuất và nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ nông dân ở vùng Bảy núi.
Qua kết quả đạt được nhóm tác
giả thực hiện dự án có kết luận cây chùm ngây là loại cây dễ trồng, thích hợp ở
đất gò cao, có độ dốc lớn, không bị ngập úng, chịu được hạn, nhưng cũng rất cần
nước để phát triển nhất là vào mùa khô; cây chùm ngây hoàn toàn có ích cho
người dân nhất là dân nghèo trong phát triển kinh tế rừng va chữa bệnh. Đề nghị
các doanh nghiệp ngành dược tham gia phát triển cây chùm ngây và các sản phẩm
từ cây chùm ngây,…
Hội đồng đã góp ý cho chủ nhiệm
dự án chỉnh sữa lại một số nội dung như: hiệu quả kinh tế cần phân tích cụ thể
hơn, bảo tồn vùng trồng, điều chỉnh lại quy trình phải phù hợp với địa phương,…
Kết quả bỏ phiếu chấm chọn dự án đạt 82,56
điểm và yêu cầu chủ nhiệm dự án chỉnh sữa lại các ý kiến đóng góp theo biên bản
họp hội đồng./.