Khảo sát một số biến đổi sinh hóa và đặc tính amilaza trích từ lúa (Oryza sativa.L) nảy mầm.
Đề tài nghiên cứu do Phan Thị Bích Trâm và Nguyễn Thị Xuân Dung, trường Đại học Cần Thơ thực hiện, nhằm xác định một vài biến đổi lý và sinh hóa học của amilaza trong quá trình hạt nảy mầm hướng đến việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn enzyme này trong thực tế.
Ảnh minh họa
Amilaza là nhóm enzyme
thủy phân tinh bột có thể được chiết tách từ nhiều nguồn khác nhau như thực
vật, động vật và vi sinh vật. Chúng giữ vai trò quan trọng trong nhiều ngành
công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến thực phẩm. Amilaza đang dần được sử
dụng thay thế cho acid nồng độ cao để thủy phân tinh bột trong sản xuất, chế
biến sản phẩm có nguồn gốc tinh bột ở quy mô công nghiệp bởi nhiều ưu điểm như
năng lượng xúc tác thấp, không đòi hỏi cao về thiết bị sử dụng, giảm chi phí
trong quá trình tinh sạch dịch đường. Nhằm giảm chi phí, amilaza mầm lúa gạo
được dung thay thế từ đại mạch, nhất là khi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế
giới nên nguồn amilaza trích từ mầm lúa gạo đặc biệt phổ biến hơn so với từ các
loại ngủ cốc khác.
Tính phổ biến và ứng dụng
cao của amilaza trong tiến trình thủy phân tinh bột làm cho chúng được sử dụng
như đại diện tiêu biểu trong các nghiên cứu cơ bản về enzyme, đặc biệt là
amilaza từ mầm các loại ngũ cốc như lú gạo (Oryza sativa). Tuy vậy, hoạt
tính của amilaza biến động rất lớn trong quá trình nảy mầm của hạt do nhiều
nhân tố khác nhau kết hợp tạo thành, ngoài các yếu tố về giống còn có các yếu
tố khác ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp enzyme amilaza theo từng thời điểm
trong thời gian nảy mầm.
Đề tài được thực hiện trên
giống lúa phổ biến ở đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL): lúa thơm Jasmine 85 (Trại
giống Vĩnh Thạnh), lúa ngắn ngày IR50404, lúa cao sản Miền Tây Lúa
MTL360 (Viện
NC&PT ĐBSCL) và giống lúa mùa
hạt đỏ Châu Hạng Võ (CHV) (Long An).
Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hoạt tính amilaza và hàm lượng protein tương quan thuận với tỷ lệ nảy
mầm, sự phát triển chồi, rễ và tương quan nghịch với hàm lượng vật chất khô
trong quá trình nảy mầm. Hàm lượng protein hòa tan cao nhất là ngày 6 với các
giống IR50404, MTL360, Châu Hạng Võ và ngày 8 với Jasmine. Hoạt tính tổng và
hoạt tính riêng amilaza đạt giá trị cao nhất cho cả 4 giống khoảng ngày 9-10.
Amilaza mầm lúa được chiết
bằng nước không điều chỉnh pH cho hoạt tính riêng đạt 58,32 U/mg cao hơn so với
trường hợp dung đệm maleic, photphat-xitrat và photphat.
Hoạt tính amilaza riêng
của CHV > MTL360 > IR50404 > Jasmine85 nhưng hàm lượng protein giống
lúa CHV không ổn định so với MTL.
Amilaza mầm lúa tủa bằng
acetone tỉ lệ 1:4 cho hiệu suất thu hồi caao nhất mặc dù có hoạt tính riêng và
độ tinh sạch tương đối thấp hơn tủa bằng amonsunphat.
Amilaza hoạt động trong
khoảng nhiệt độ 35-60oC, đạt tối đa tại 55oC, pH 5,5, bền
khi bảo quản ở 4oC, 30-40oC và pH 6. Nồng độ CaCl2
50 mM có khả năng hoạt tính amilaza tăng gấp 1,3 lần so với đối chứng. Các ion
Na+, Mn2+, An2+, Mg2+, Cu2+,
và Fe2+ ở nồng độ 10 mM có thể ức chế một phần hoặc hoàn toàn hoạt
động amilaza mầm lúa.