Nhận diện gien thơm ở đậu nành (Glycine max L.) bằng chỉ thị phân tử AND.
Đề tài do tác giả Nguyễn Lộc Hiền và nhóm nghiên cứu Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ phối hợp với dự án JIRCAS - Japan thực hiện nhằm làm đa dạng hóa nguồn thực phẩm từ đậu nành và góp phần nâng cao giá trị sản phẩm từ đậu nành và thêm đặc tính thơm vào các giống đậu nành.
Ảnh minh họa
Trong các giống đậu nành
rau (Edamame)
thì đậu nành rau thơm là một nhóm giống đặc biệt tạo ra những trái non có chưa
mùi thơm ngọt chủ yếu do sự tiết ra chất thơm 2-acetyl-1-pyrroline (2AP). Do có
mùi thơm nên những giống đậu nành rau thơm thường có giá cao hơn các giống đậu
ăn hạt.
Một số nghiên cứu gần đây
chỉ ra rằng sự tổng hợp hợp chất thơm 2-acetyl-1-pyrroline (2AP) ở đậu nành
được kiểm soát bởi một alen lặn của gien GmAMADH2. Nhằm mục đích sử dụng chỉ
thị phân tử thích hợp cho việc nhận diện giống/dòng đậu nành mang gien thơm, phân
tích bước đầu bằng phương pháp SNPs với cặp primer KAORI-Normal/KAORI-Chamame
được thiết kế dựa trên gien thơm của giống Chamame đã chọn ra được 5 giống đậu
nành rau mang gien thơm từ bộ sưu tập 22 giống đậu nành rau Nhật Bản và 12
giống đậu nành ăn hạt từ tập đoàn giống đậu nành của trường Đại học Cần Thơ.
Đây là nguồn vật liệu khởi đầu rất quan trọng cho chương trình chọn giống đậu
nành thơm. Các kiểu gien thơm cũng đã được sử dụng để lai tạo với các kiểu gien
không thơm để phân tích di truyền. Từ 4 tổ hợp lai giữa 4 giống đậu nành thơm
và giống đậu nành không thơm được thực hiện đã chọn ra được 13 cá thể lai F1
với biểu hiện đồng trội. Quần thể phân ly F2 cũng đã được phân tích
chứng tỏ tính thơm do một gien đơn lặn kiểm soát. Với kết quả này, việc phát
triển chỉ thị phân tử dựa trên gien GmAMADH2 có nhiều khả năng để ứng dụng vào
chường trình chọn giống MAS (marker-assisted selection) cho đậu nành thơm trong
việc nhận diện hay thanh lọc các giống đậu nành có chứa gien thơm.