Diễn biến chất lượng môi trường nước trong hệ thống nuôi tôm công nghiệp không thay nước – nghiên cứu điể hình tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Đề tài do tác giả Trịnh Thị Long cùng nhóm cộng sự thuộc Trung tâm Khoa học Công nghệ Môi trường và Sinh thái – Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thực hiện . Nghiên cứu nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước trong ao nuôi được thực hiện tại huyện Đàm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Đồng bằng sông Cửu Long có
lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nhưng vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng sẵn có. Sự tăng nhanh về diện tích và sản lượng NTTS ở các tỉnh ĐBSCL
trong những năm qua chủ yếu theo chiều rộng, chưa có tính bền vững và ổn định.
Nuôi tôm đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy
nhiên nghề nuôi tôm cũng đang tác động
xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Ô nhiễm trong ao nuôi chủ yếu do 3 yếu tố
có bản cấu thành: thức ăn dư thừa, phân và dịch thải từ thức ăn của tôm.
Môi trường và dịch bệnh là
những vấn đề quan tâm hàng đầu của người nuôi và người quản lý hiện nay. Nghiên
cứu thực nghiệm trên hệ thống nuôi tôm công nghiệp không thay nước gồm ao chứa,
ao nuôi, ao lắng – xử ký nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước
trong ao nuôi đã được thực hiện tại trang trại nuôi tôm công nghiệp ở Đầm Dơi –
Cà Mau với đối tượng nuôi vụ 1 là tôm sú (mật độ 30 con/m2) và vụ 2
là tôm thẻ chân trắng (mật độ 100 con/m2) cho thấy nước có pH khá ổn
định – dao động từ 7,27 - 8,71; độ đục dao động mạnh ở ao nuôi tôm sú – lên đến
1089 NTU, dẫn đến độ trong chỉ còn khoảng 5 cm ở cuối vụ nuôi; DO có giá trị
khá cao và ổn định, dao động 4,00 – 12,52 mg/l ở vụ 1 và 4,54 – 11,57 mg/l ở vụ
2.
TOC tăng dần theo thời
gian nuôi, ở vụ 1 tăng 8,24 mg/l đến 22,16 mg/l và ở vụ 2 tăng từ 5,47 đến
22,89 mg/l. Mức độ tích lũy nito trong nước rất lớn với hàm lượng tổng nito
(TN) tăng nhanh theo thời gian nuôi, tăng khoảng 13 lần ở vụ 1 với phần lớn
nito trong nước ở dạng amoniac và tăng khoảng 11 lần ở vụ 2 với sự chuyển hóa
rõ ràng và hiệu quả từ amoniac sang dạng nitrat.
Kết quả thực nghiệm cũng
cho thấy rằng, hệ thống nuôi không thay nước này đã bảo vệ được nguồn ô nhiễm
thải ra môi trường khoảng 1.221 kg chất hữu cơ và 76 kg nito khi sản xuất 1 tấn
tôm sú, 778 kg chất hữu cơ và 47 kg nito khi sản xuất 1 tấn tôm thẻ chân trắng.
Kết quả cũng góp phần khẳng định được tính an toàn của hệ thống về kiểm soát
dịch bệnh, hạn chế chất thải ra môi trường, ổn định môi trường nuôi cũng như
tạo ra chất lượng sản phẩm sạch phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.