Hội thảo tổng kết mô hình “Sản xuất xà lách xoong an toàn và trồng đậu bắp theo VietGAP”
Ngày 8/5/2013, Ban chủ nhiệm đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất xà lách xoong an toàn và trồng đậu bắp theo hướng VietGAP” do Ths Nguyễn Thị Tuyết – Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Long làm chủ nhiệm đã tổ chức hội. Đến dự có đại diện khoa ứng dụng công nghệ sinh học trường Đại học Cần thơ; Chi cục bảo vệ thực vật, các cơ quan ban ngành, cùng đại diện các tổ, hợp tác xã sản xuất rau của Bình Minh và huyện Bình Tân.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo kết quả triển
khai, đề tài đã xây dựng được mô hình sản xuất rau xà lách xoong an toàn với
quy mô 4ha tại vùng chuyên canh rau xà lách xoong xã Thuận An, thị xã Bình Minh
với 30 hộ nông dân tham gia và 4ha trồng đậu bắp theo hướng VietGAP tại ấp Tân
Qui, xã Tân Bình, huyện Bình Tân. Trong quá trình triển khai xây dựng mô hình,
Ban chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với các tổ sản xuất, hợp tác xã tổ chức tập huấn
các chuyên đề về nhận thức và yêu cầu của quy trình sản xuất rau an toàn theo
hướng Việt GAP cho nông dân tham gia mô hình như: quy trình kỹ thuật canh tác,
sản xuất rau xà lách xoong và trồng đậu bắp theo hướng an toàn, bón phân hữu cơ
vi sinh hợp lý, không thừa đạm, hạn chế sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép,
áp dụng thời gian cách ly hợp lý. Sau mỗi vụ đã tổ chức hội thảo đầu bờ đánh
giá kết quả. Mô hình sản xuất rau xà lách xoong an toàn và trồng đậu bắp theo
hướng VietGAP sau gần 1 năm triển khai đã được đánh giá và cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất rau An toàn cho 4ha của hợp tác xã sản xuất rau xà lách xoong
Thuận Phú A, xã Thuận An - thị xã Bình Minh do Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Vĩnh Long cấp; HTX rau củ quả an toàn Tân Bình huyện Bình Tân được
Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGap cho
4ha đậu bắp của HTX.
Hội thảo cũng có 03 báo
cao tham luận của PGS TS Trần Thị Ba - trường Đại học Cần Thơ về phát triển mô
hình xà lách xong theo quy mô VietGAP, nhưng thuận lợi và khó khăn đối với loại
rau này cũng như những định hướng phát triển và nhân rộng mô hình trong thời
gian tới; PGS TS Lý Nguyễn Bình – khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường
Đại học Cần Thơ về thị trường và các biện pháp tiêu thụ rau an toàn, những bài
học kinh ngghiệm thương mại hóa và phát triển thị trường của các nước trong khu
vực và tham luận của TS. Huỳnh Thị Định – Chi cục quản lý chất lượng nông lâm
sản và thuỷ sản về yêu cầu tiêu chuẩn chất luợng rau an toàn trên thị trường
hiện nay. Kết quả triển khai đề tài đã giúp cho nông dân vùng chuyên canh rau
của tình có điều kiện tiếp cận và áp dụng tiến bộ klỹ thuật, cung cấp cho thị
trường sản phẩm rau an toàn toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường trong canh tác,
đầu ra sản phẩm được ổn định. Mô hình cần được củng cố, duy trì và nhân rộng./.