Nghiên cứu các nhiễu động thời tiết chính gây mưa - lũ lụt ở ĐBSCL
Nghiên cứu do tác giả Trịnh Phi Hoành - NCS, Đại học Đồng Tháp thực hiện.
ĐBSCL là vùng đất nằm ở hạ
lưu vực sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đây là đồng bằng rộng lớn nhất và là “vựa lúa” của
Việt Nam. Nhìn chung, thiên nhiên ở ĐBSCL ít có sự phân hóa. Trong đó, chế độ mưa
là một trong những nhân tố chi phối mạnh
mẽ đến đặc điểm, nhịp điệu của tự nhiên, nhất là chế độ khí hậu khu vực ĐBSCL. Đồng thời, mùa mưa2 tại địa phương (từ
tháng 5 đến tháng 11) gần trùng mùa
hè kết hợp với dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông là yếu tố chi phối chính đến
đặc điểm lũ lụt khu vực này.
Bài báo tập trung phân tích những nhiễu động thời tiết chính gây mưa -
lũ lụt vào mùa hè ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đó là khối không khí nhiệt
đới vịnh Bengan (TBg), khối không khí xích đạo (Em), dải hội tụ nội chí tuyến
(CIT) và hoạt động xoáy thuận nhiệt đới. Các nhiễu động này hoạt động vào mùa
hè cũng là mùa mưa, lũ lụt của khu vực này. Nắm bắt được quy luật hoạt động của
chúng góp phần chủ động trong việc sử dụng nguồn nước, cảnh báo sớm được lũ lụt
và hạn chế được thiệt hại do mưa – lũ lụt gây ra.
Các nhiễu động thời
tiết gây mưa -lũ lụt ở ĐBSCL; Khái quát tác động của mưa – lũ
lụt đến khu vực ĐBSCL và Định hướng sử dụng hợp lí nguồn nước, hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực mưa - lũ
Cùng với các nhân tố khác (nhiệt độ, lượng
mây...) thì các nhiễu động thời tiết (hoạt động của gió mùa mùa hạ, hội tụ nhiệt
đới, áp thấp nhiệt đới, bão) là những nhân tố chủ yếu gây mưa cho ĐBSCL trong mùa
hè. Mặt khác, mưa tại địa phương kết hợp mưa trên cùng trung, thượng lưu của
dòng chảy sông Mê Kông là nhân tố chính gây lũ lụt tại ĐBSCL. Trong nghiên cứu
dự báo mưa, cảnh báo lũ cần chú ý đến hoạt động của các nhiễu động thời tiết gây
mưa để chủ động trong việc sử dụng nguồn nước và ứng phó với lũ lụt trong từng
thời kì, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của mưa - lũ ở ĐBSCL.