SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi sò huyết (Anadara granosa) ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

[28/05/2013 16:03]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Võ Minh Thế và Ngô Thị Thu Thảo, trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm khảo sát, phân tích đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi sò huyết của 2 tỉnh để góp phần đề xuất những giải pháp trong xây dựng mô hình nuôi sò huyết thích hợp với từng vùng sinh thái và đặc điểm kinh tế của từng địa phương.

   Ảnh minh họa

Sò huyết (Anadara granosa) có giá trị kinh tế do thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Nghề nuôi sò huyết sử dụng kỹ thuật đơn giản, đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận lớn cho người nuôi. Ở Kiên Giang và Cà Mau sò huyết được nuôi theo 3 hình thức chủ yếu là nuôi trên bãi triều, nuôi trong ao và nuôi trong rừng ngập mặn.

Qua quá trình khảo sát các mô hình nuôi sò huyết khác nhau tại các huyện ven biển từ tháng 12/2011 đến tháng 6/2012. Kết quả cho thấy, mô hình nươi sò huyết trên bãi triều đạt năng suất cao nhất (3,15 ± 1,21 tấn/ha), kế đến là nuôi sò dưới tán rừng ngập mặn (2,15 ± 1,69 tấn/ha) và tương đương với nuôi trong ao (2,15 ± 1,72 tấn/ha). Lợi nhuận thu được từ mô hình nuôi trong ao đạt cao nhất (71,6 – 65,0 triệu đồng/ha/vụ), tiếp theo là mô hình nuôi dưới tán rừng (70,3 ± 66,0 triệu đồng/ha/vụ) và thấp hơn khi nuôi trên bãi triều (68,7 ± 65,0 triệu đồng/ha/vụ). Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất trong mô hình nuôi trên bãi triều (2,73 ± 1,24), kế đến là nuôi sò duwois tán rừng (2,44 ± 0,69) và thấp nhất là mô hình nuôi sò trong ao (1,34 ± 0,79). Các mối tương quan giữa các yếu tố ký thuật với năng suất của từng mô hình nuôi sò huyết được đánh giá ở mức ý nghĩa P<0,1.

Kết quả cho thấy, khi nuôi sò huyết dưới tán rừng nếu mật độ thả giống cang cao thì năng suất thu được càng lớn. Trong khi nuôi trên bãi triều thì năng suất thu được sẽ giảm khi tăng diện tích và mật độ thả nuôi (P<0,1). KHi nuôi sò trong ao thì diện tích nuôi và mật độ thả giống tỷ lệ nghịch với năng suất sò thu được. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc áp dụng các mô hình khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó, vị trí địa lý, năng lực tài chính, diện tích đất sở hữu và nguồn con giống cung cấp là những yếu tố quan trọng.

Tạp chí NN&PTNT, số 5/2013
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ