Nghiệm thu đề tài “Ứng dụng Công nghệ sinh học để chuyển hóa đạm và lân trong xử lý nước rỉ rác tại thành phố Cần Thơ”
Sau 2 năm thực hiện, ngày 7/6/2013, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu kết quả đề tài “Ứng dụng Công nghệ sinh học để chuyển hóa đạm và lân trong xử lý nước rỉ rác tại thành phố Cần Thơ” do PGS.TS Cao Ngọc Điệp – Viện NC&PT Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Qua thời gian nghiêrn cứu, Ban chủ nhiệm đã
phân lập và tuyển chọn được 3 dòng vi khuẩn khử đạm, 2 dòng tích lũy poly-P và
2 dòng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học tốt từ bãi rác và chất thải. Sau 72 giờ
xử lý nước rỉ rác, 2 dòng vi khuẩn khử đạm
là Pseudomonas stutzeri (dòng D3b) và
Bacillus subtilis (dòng DTT1) dị dưỡng
có khả năng loại bỏ ammonium trên 90%,
orthophosphate 73% và tỉ lệ khí ammoniac thoát ra thấp nhất.
Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy, khi bổ sung bùn hoạt tính và giá bám cho hiệu quả xử lý đạm và
lân trong nước rỉ rác cao. Thí nghiệm ở
mô hình 100 lít và 1000 lít, hàm lượng ammonium và lân hòa tan giảm, đạt tiêu
chuẩn loại B1 theo QCVN 25:2009/BTNMT, đồng thời, thời gian lưu nước không quá
30 giờ.
Nhóm nghiên cứu đã
xây dựng được sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác bao gồm vi khuẩn kết tụ sinh học
kết hợp với PAC (poly aluminum cloride), lọc qua than hoạt tính và cỏ veltiver cho kết quả nước đạt
tiêu chuẩn loại B (theo QCVN 24 và 25:2009/BTNMT) trước khi thải ra sông rạch.
PGS.TS Cao Ngọc Điệp đại diện Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả đề tài
Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài
Hội đồng nghiệm thu
đánh giá cao kết quả, sản phẩm đề tài,
và đề nghị ban chủ nhiệm tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu của chế phẩm sinh học
trước khi chuyển giao. Đồng thời, hội đồng cũng gợi ý tiếp tục hoàn thiện quy
trình xử lý nước rỉ rác và thực hiện ở quy mô lớn hơn trong các nghiên cứu tiếp
theo.