Chế tạo máy cắt, vớt rong, cỏ dại, lục bình trên sông
“Nghiên cứu tính toán thiết kế chế tạo máy cắt,vớt rong, cỏ dại, lục bình trên sông phục vụ thoát nước, chống ngập úng cho các đô thị và cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” là đề tài của nhóm nghiên cứu: TS. Bùi Trung Thành, KS. Trần Ngọc Vũ, ThS. Nguyễn Minh Cường, KS. Dương Tiến Đoàn, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ Máy công nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM.
Rong, cỏ dại, lục bình cản trở giao
thông đường thuỷ
Từ trước đến nay việc làm
vệ sinh như cắt rong, cỏ dại mọc dưới lòng kênh ở các tỉnh trong cả nước cũng
như việc vớt rác thải nổi trên kênh đô thị đều làm bằng lao động thủ công, năng
suất, chất lượng cắt, vớt, dọn rong cỏ thấp, không thể làm hết các tuyến kênh
(chỉ làm vệ sinh được các đoạn xung yếu). Vừa dọn xong đầu này thì vài tháng
sau rong cỏ lại tiếp tục phát triển trở lại trong khi đội vệ sinh thì cả năm
trời mới có “cơ hội” quay lại chỗ cũ và lại làm lại từ đầu.
Rong, cỏ, rác thải nổi,
bèo lục bình và các loại thực vật sinh sống chen nhau, phát triển lâu ngày dưới
lòng kênh làm giảm vận tốc dòng chảy, giảm lưu lượng cấp, thoát nước, giảm sức
chứa nước trong lòng kênh, làm mất vệ sinh môi trường, mất mỹ quan kênh rạch,
làm cản trở giao thông đường thuỷ cả về mật độ lưu thông lẫn vận tốc lưu thông
trên sông, trên kênh, rạch, gây kẹt chân vịt và các hỏng hóc khác do rong, cỏ
rác cuốn chặt vào (ví dụ tuyến tàu cao tốc TP HCM và Vũng Tàu, trên sông Sài
gòn, lái tàu phải thường xuyên phải cho tàu dừng lại và cho quay ngược chân vịt
để gỡ rong, cỏ ra).
Đối với một số trạm bơm và
các cửa van cấp nước trên kênh mương, rong, bèo lục bình xâm lấn làm cản
trở dòng chảy ở cửa van phân phối nước và buồng hút nước của trạm bơm. Để
khắc phục vấn đề này người ta phải dùng máy đào đứng trên bờ vươn cần xuống và
gom xúc lên bằng gàu xúc. Công việc làm vệ sinh theo cách này mang tính giải
pháp, cục bộ, nêu làm nhiều thì chi phí cao, rất tốn kém.
Mặt khác khi dọn vệ sinh
và cắt vớt rong, cỏ dại, lục bình để dễ và chất lượng công việc cao hơn người
ta phải đóng kín các cửa van cấp nước để làm cạn nước trên toàn tuyến kênh,
mương. Việc ngưng cấp nước để làm vệ sinh trong nhiều ngày đã gây trở ngại cho
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dọc theo toàn bộ tuyến kênh mương đi qua khu
dân cư sinh hoạt và sản xuất.
Tồn tại về mặt khoa học
công nghệ cho vấn đề cắt – vớt rong, cỏ dại, lục bình, rác thải nổi trên sông,
kênh rạch có thể tóm tắt theo một số nội dung chính như sau:
- Vừa phải sử dụng nhiều
lao động thủ công, cường độ làm việc nặng nhọc, nhưng năng suất và chất lượng
dọn vệ sinh rất thấp, không tự chuyển được sản phẩm sau cắt vớt lên phương tiện
thuỷ cũng như không chuyển được sản phẩm sau cắt vớt lên bờ để có thể đưa đi xa
xử lý thành sản phẩm hữu dụng khác...
- Cơ giới hoá việc cắt
rong cỏ dưới nước, kết hợp vớt bèo tây, rác thải nổi và thoát tải lên bờ tự
động: chưa có đơn vị nào trong nước giải quyết.
- Công việc dọn vệ sinh
kênh mương thuỷ lợi phải dùng hoàn toàn bằng lao động thủ công và kết hợp thêm
một số công cụ phụ trợ ở dạng bán thủ công.
- Nghiên cứu trong nước
đối với các viện nghiên cứu trong nước về lãnh vực này thực tế mới dừng lại ở
dạng cụm thiết bị, chức năng làm việc mang tính đơn lẻ, không có khả năng vừa
tự hành và thực hiện được các tính năng mà các nhà quản lý về lãnh vực này mong
muốn.
Chế tạo thiết bị phù hợp
Vấn đề đặt ra cho nhóm
nghiên cứu khoa học của trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh là phải
nghiên cứu, thiết kế chế tạo, xây dựng được một quy trình công nghệ chế tạo
thiết bị phù hợp với điều kiện cung cấp vật tư và trang thiết bị chế tạo trong
điều kiện của Việt Nam, để tạo ra một hệ thống máy có khả năng cắt – vớt
rong cỏ nằm sâu dưới mặt nước, vừa có tính năng vớt bèo tây dạng mảng rời, rác
thải nổi trên sông mang tính cơ giới hoá và đồng bộ cao.
Hệ thống máy gồm có 1 máy
chính và 2 thiết bị phụ. Máy có khả năng tự hành trong môi trường rong, cỏ, rác
dày đặc với tốc độ di chuyển khi làm việc từ 1,5 - 2 km/giờ, thực hiện chức
năng cắt rong,cỏ dại dưới mặt nước với mật độ dày đặc và hệ dao cắt có khả năng
điều chỉnh lên xuống theo chiều sâu của mực nước trên sông cũng như theo chiều
cao của cây rong, cỏ dại, mọc lên từ đáy sông lên trong phạm vi độ sâu từ 0-
1,5 m, bề rộng 2,36 m. Máy còn có thể thực hiện được chức năng vớt bèo tây, rác
thải nổi trên mặt nước (dạng rời không kết khối) trên mặt nước với bề rộng tay
vớt có bề rộng làm việc 4,2m; gom sản phẩm sau cắt vớt và vận chuyển chứa tạm
trên boong máy; tự hành vận chuyển sản phẩm sau cắt - vớt lên bờ khi boong chứa
đầy tải.
Hai máy phụ trợ cho máy
chính: không trực tiếp cắt – vớt rong, cỏ, lục bình, rác thải mà nó chỉ có chức
năng hỗ trợ máy chính. Máy chuyên dùng thứ nhất được (gọi tắt là tilkdesk). Máy
phụ có hai chức năng vừa là remoque vận chuyển máy cắt rong trên đường vừa làm
triền hạ thuỷ máy chính xuống sông.
Giải pháp (sáng chế) của
máy chính là một thiết bị tự hành có hai bánh xe nước (paddle wheel) lắp hai
bên. Hai bánh xe nước được truyền động bằng hai mô tơ thủy lực và có thể điểu
chỉnh số vòng quay độc lập với nhau cũng như có khả năng đổi được chiều quay dễ
dàng thông qua điều khiển bằng thủy lực trên cabin lái. Rong, cỏ được cắt bằng
một hệ dao cắt bố trí ngay đầu của thiết bị bao gồm: một cụm dao cắt ngang và
hai cụm dao cắt đứng. Ba cụm dao cắt này tạo thành một hình chữ U ở phía trước
bảo đảm quá trình cắt sạch rong trên toàn bộ diện tích phía trước của máy
khi máy di chuyển tới.
Hệ dao cắt hoạt động kiểu
cắt theo kiểu cắt tông đơ chuyển động tịnh tiến qua lại. Khi dao cắt làm việc,
rong, cỏ sẽ được cắt và thái (dạng có tấm kê) bảo đảm quá trình cắt thái dứt
khoát. Ba cụm dao cắt làm việc theo cơ cấu tay quay thanh truyền với hành trình
xác định bảo đảm có thể xử lý cắt được rong cỏ trong môi trường dày đặc. Hệ dao
nằm ngang có nhiệm vụ cắt rong cỏ bên dưới, hệ hai dao thẳng đứng thì có nhiệm
vụ cắt tách các khối rong cỏ ra. Khi cắt bộ phận cắt sẽ được hạ xuống sát đáy
mương hay đáy kênh để cắt sát gốc rong cỏ. Rong cỏ sau khi cắt được chuyển lên băng
tải thứ nhất. Thiết bị vận chuyển số được bố trí đầu máy chính và băng tải này
phải hoạt động liên tục trong suốt quá trình máy làm việc. Băng tải 1 chuyển
rong cỏ đã cắt lên và chuyển sang băng tải thứ 2 hoạt động gián đoạn, khi khối
rong cỏ từ băng chuyền 1 dồn vào băng tải 2 đầy một đống tối đa (theo thiết kế
chiều cao đống có thể chứa được) thì người lái sẽ điều khiền cần thuỷ lực dịch
chuyển đống rong dần vào trong một chút và lại có một khoảng trống mới để
tiếp nhận rong, cỏ từ băng chuyển số một đến. Quá trình này cứ diễn ra liên tục
và tuần tự khi toàn bộ thiết bị vận chuyển số 2 chứa đầy thì người lái dần di
chuyển khối này từ băng tải 2 chuyển qua băng tải 3. Băng tải 3 lắp ở
phía sau cùng của máy chính, khi băng chuyền 3 đã đấy tải thì xem ta như máy đã
đầy tải (quá trình cắt vớt chấm dứt), người lái điều khiển máy đi vào bờ và
người lái sẽ điều khiển nâng băng tải thứ 3 đến vị trí thoát tải lên bờ người
lái sẽ lái máy vào bờ để thoát tải chuyển rong cỏ lên bờ.
Mọi chuyển động của các
cụm máy đều được hoạt động và điều khiển bằng hệ thống thuỷ lực nhằm đảm bảo
cho máy hoạt động tốt trong điều kiện hoạt động khắc nghiệt và phức tạp. Băng
tải 1 và 3 có gắn thêm cơ cấu xi lanh nâng hạ bằng thuỷ lực, cho phép điều
chỉnh độ sâu cắt bằng cách nâng hạ bộ phận cắt và nâng hạ băng chuyền thứ 3 lên
xuống để chuyển rong cỏ ra khỏi máy để lên bờ theo độ cao mong muốn trong phạm
vi cho phép.
Hệ thống máy ngoài máy
chính ngoài chức năng cắt – vớt rong, cỏ dại dưới mặt nước, nhưng lại có thể
thực hiện thêm chức năng vớt rác thải nổi bằng cách lắp tay gom và vớt rác vào
trước máy.
http://www.khoahocphothong.com.vn (nthieu)