Sẽ thiết lập tiêu chuẩn cao su không protein
“Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn quốc gia cho việc loại bỏ protein khỏi cao su thiên nhiên để chúng ta có thể đo lường mức độ của các sản phẩm cao su. Các nghiên cứu mới nhất về phương pháp “loại bỏ protein” được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Nhật Bản và Việt Nam trong khuôn khổ dự án sẽ giúp cho việc thiết lập tiêu chuẩn cao su thiên nhiên không protein tại Việt Nam”.
Các chuyên gia Nhật
Bản tiến hành ghi chép thông số tại các bể chứa nước thải công nghiệp cao su
phục vụ dự án
Đó
là ý kiến của bà Ngô Thị Ngọc Hà, Phó Giám đốc Viện Tiêu chuẩn và chất lượng
Việt Nam tại hội thảo đánh giá dự án “Tạo lập hệ chu trình vòng khí thải cacbon
với cao su thiên nhiên” (JST-JICA ESCANBER) do trường Đại học Bách khoa Hà Nội
và Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam tiến hành nhằm thiết lập tiêu chuẩn Việt Nam
cao su thiên nhiên không protein.
Đây
là dự án được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cục Khoa
học và Công nghệ Nhật Bản (JST) được triển khai từ tháng 4/2011-3/2016 với sự
hợp tác của Trường đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản.
Hiện
nay, các sản phẩm làm từ cao su thiên nhiên về cơ bản là thân thiện với môi
trường. Tuy nhiên chúng có thể gây ra hiện tượng “dị ứng mủ cao su” và mức độ
thay đổi của dị ứng tùy thuộc sự nhạy cảm của từng người sử dụng và thời gian
sử dụng.
Việc
lọc thông thường, hoặc phương pháp rửa chỉ có thể loại bỏ các protein trên bề
mặt, nhưng không thể loại bỏ protein nằm sâu bên trong. Lượng protein bên trong
này sẽ di chuyển ra phía ngoài khi bề mặt bị hư hỏng và gây ra dị ứng mủ cao
su. Vì vậy, phương pháp lọc là không hoàn toàn an toàn. Dự án tập trung vào
nghiên cứu làm thế nào để loại bỏ hoàn toàn protein từ các sản phẩm cao su
thiên nhiên, điều này vô cùng quan trọng đối với ngành công nghiệp cao su Việt Nam.
PGS.
Trần Văn Tớp, Hiệu phó Trường đại học Bách khoa Hà Nội đánh giá: Dự án này là
sự hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản với 05 nhóm
nghiên cứu, cụ thể là các nhóm phát triển phương pháp đánh giá cao su thiên
nhiên, phương pháp lọc sạch vật liệu cao su, polyme chức năng cao, công nghệ
tiên tiến cho xử lý nước thải công nghiệp cao su và nhiên liệu sinh học từ chất
thải gỗ cao su. Theo ông Tớp, kết quả nghiên cứu của dự án sẽ tạo ra nền tảng
cho sự phát triển cao su tự nhiên tại Việt Nam trong tương lai.
Lãnh
đạo dự án phía Nhật Bản, GS. Masao Fukuda cho biết, ông rất kỳ vọng vào dự án
này bởi nó không chỉ nhằm hỗ trợ phía Việt Nam thay thế cao su tổng hợp từ
nguyên liệu hóa thạch bằng cao su thiên nhiên là các sản phẩm thân thiện với
môi trường mà còn góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
“Hơn
nữa, trong bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất cao tại Việt Nam tăng trưởng
nhanh chóng trong những năm gần đây, việc thúc đẩy sử dụng sản phẩm cao su
thiên nhiên sẽ góp phần vào quá trình phát triển “xanh” của Việt Nam”, GS Masao
Fukuda nhấn mạnh ý nghĩa của dự án./.