SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Thị trường Mỹ: Rào cản và giải pháp

[28/08/2013 07:48]

Mới đây Bộ thương mại Mỹ (DOC) đã ra phán quyết áp thuế chống trợ cấp lên mặt hàng tôm xuất khẩu của VN. Đây đã là vụ kiện phòng vệ thương mại thứ 4 của Hoa Kỳ chỉ tính từ đầu năm 2013 đến nay. Các vụ kiện này đang trở thành rào cản, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Mặc sự phản đối của các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 14/8 vừa qua, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) vẫn quyết định đánh thuế chống trợ giá vào sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 7,88%. Quyết định này cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và hơn 600.000 người dân sống bằng nghề nuôi tôm tại Việt Nam.

Theo Vasep, hiện nay có thể nói là sâu khi có kết quả thì lập tức các nhà nhập khẩu khi nhập khẩu tôm vào Mỹ đều đã phải đóng tiền ký quỹ cho mức thuế đấy nên cũng có thể nói là nó đã tạo ra những ảnh hưởng về mặt tâm lý đối với các nhà nhập khẩu và bê cạnh đó thì nó cũng làm giảm sản lượng nhập khẩu từ phía các nhà nhập khẩu.

Tuy nhiên, thông tin này không còn mấy bất ngờ đối với dư luận trong nước. Bởi đây không phải là lần đầu tiên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này vướng phải các vụ kiện phòng vệ thương mại. Chỉ mới trong tháng 3/2013, mặt hàng cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam đã phải một phen “điêu đứng” khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá 0,77USD/kg, chưa dừng lại ở đó, tháng 5/2013 Mỹ lại tiếp tục tăng mức thuế này lên 1,29USD. Ngoài mặt hàng thủy sản, ngành thép cũng đã phải đối mặt với 4 vụ kiện chống bán phá giá khi xuất khẩu vào thị trường này. Các mặt hàng bị kiện bao gồm: ống thép hàn carbon, mắc áo bằng thép, ống thép chịu lực không gỉ và gần đây nhất là ống thép dùng trong ngành dầu khí.

Chu tịch Hiệp hội thép cho biết, ngành thép hiện nay thì có 3 vụ kiện, một là vụ kiện về xuất khẩu ống sang Mỹ, họ kiện 2 cái, 1 lag phá giá và 2 là có sự hỗ trợ của Chính phủ. Sau khi chúng ta làm các giải trình và thuê những tư vấn luật giúp chúng ta đối phó với các vụ kiện này thì hiện này phía Mỹ đã rút đơn kiện vì ngành ống thép của chúng ta xuất khẩu sang Mỹ không có sự hỗ trợ gì của Chính phủ. Còn lại ½ thì họ vẫn cho rằng chúng ta bán phá giá. Thế nhưung nhưunxg bị đơn bắt buột sau khi điều tra cũng chưa thể hiện bán phá giá 

Theo Hiệp hội Thép, kết quả đợt xem xét hành chính lần thứ 8 Bộ thương mại hoa Kỳ đã sử dụng Indonesia làm quốc gia thay thế thay vì sử dụng Băngladesh như trước đây cũng như là trong kết quả sơ bộ công bố vào tháng 12 năm vừa rồi. Thì kết quả này thực sự là một cú sốc đối với các doanh nghiệp các tra VN.

Mặc cho các doanh nghiệp, hiệp hội “than trời” vì sự áp đặt phi lý, bất công của Mỹ và cố ra sức minh chứng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường và không nhận được bất cứ sự trợ cấp riêng biệt nào từ Chính phủ Việt Nam cũng như không bán phá giá khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, những vụ kiện phòng vệ thương mại khi đã được khởi xướng đều để lại những hệ lụy cho doanh nghiệp và ngành hàng xuất khẩu. Việc áp thuế chống bán phá giá tại các quốc gia nhập khẩu không phản ánh đúng thực tế khách quan đã nêu còn gây ra nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tại sân chơi quốc tế.  

 Tùy viên thương mại Việt Nam tại Mỹ cho hay, ngoài ra còn có những vụ kiện về chống phá giá, chống trợ cấp liên quan đến mặt hàng móc áo, liên quan đến mặt hàng trụ điện gió, rồi tôm… Đối mặt với những khó khăn đó thì ngày càng nhiều khi chúng ta xuất khẩu ngày càng nhiều hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ.

Theo đó, có những khó khăn mà những khó khăn này đến từ những cạnh tranh trong thị trường Mỹ chẳng hạn như gần đây chúng ta gặp khó khăn khi mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ DOC quyết định phán quyết rà soát hành chính lần thứ 8 về vấn đề cá tra, các basa thì họ đã áp một mức thuế vô lý đối với sản phẩm của VN. Nó sẽ tạo ra khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản của VN thì nó sẽ tạo ra những khó khăn cho các dn của ta khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Có lẻ đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp cảm thấy bế tắt khi xuất khẩu mặt hàng cá tra vào thị trường Hoa Kỳ. 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào một thị trường nào đó gia tăng, công cụ phòng vệ thương mại sẽ được sử dụng nhiều hơn nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam khó mà tìm thấy sự công bằng trong những vụ kiện phòng vệ thương mại từ Mỹ. 

Về phía Cơ quan quản lý nhà nước, việc bị kiện chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp thì rất khó có thể tránh khỏi vì kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày một tăng lên thì việc kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp cũng sẽ tăng lên. Trong thực tế thì những nước có quan hệ buôn bán lớn nhất với Hoa Kỳ là những nước bị kiện nhiều nhất. Còn Việt Nam thì thật sự chúng ta chỉ mới buôn bán với Hoa Kỳ từ năm 2002 đến nay và kim ngạch buôn bán của chúng ta thì tăng dần qua các năm. Cho nên số vụ kiện cũng tăng dần nên chúng at cũng không thể nói là tránh bị kiện bán phá giá được mà chủ yếu là chúng ta làm sao hạn chế.

Dù gặp nhiều cản ngại nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đang trên đà tăng trưởng. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này đã đạt 8,846 tỉ USD, tăng 1,276 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ lớn về kim ngạch mà lượng hàng hóa xuất khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng rất phong phú. Từ hàng hóa nông lâm thủy sản đến hàng dệt may, da giày, hàng công nghệ cao như điện thoại, máy tính hay vật liệu xây dựng …

Theo các chuyên gia kinh tế, các vụ kiện phòng vệ thương mại có xu hướng gia tăng trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Vì vậy, năm 2013 và những năm tiếp theo, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tiếp tục phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và cả rào cản kỹ thuật ở Mỹ và các thị trường thế giới khác. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chúng ta bỏ qua cơ hội đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Quan trọng là tìm được giải pháp hạn chế cũng như phương pháp đối phó với các vụ kiện này. 

(v.thy)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ