Nâng cao giá trị cho sản phẩm nhựa sơn Tam Nông
Việc gắn lên sản phẩm nhãn hiệu luôn là nhu cầu, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Bởi vậy việc xác lập quyền Sở hữu công nghiệp cho sản phẩm nhựa sơn Tam Nông bằng hình thức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) là một yêu cầu cấp thiết nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và thu nhập của người dân.
Nghề trồng sơn lấy nhựa đã cho người dân có
thêm nguồn thu nhập.
Khẳng
định giá trị nông sản
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nông nghiệp
thì tại Việt Nam, cây sơn được trồng ở các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà
Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng,
nhưng tập trung nhiều nhất ở Phú Thọ và cũng ở nơi đây sơn có chất lượng tốt nhất.
Số liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh
Phú Thọ cho thấy ở tỉnh có 10/13 huyện, thành, thị phát triển cây sơn, nhưng tập
trung chủ yếu ở các huyện Tam Nông, huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn, nhiều nhất
vẫn là huyện Tam Nông.
Theo bà con nông dân ở đây cho biết thì việc
đầu tư trồng sơn vẫn chủ yếu do nông hộ tự bỏ vốn, cây giống, trồng, chăm sóc,
thu hoạch, tiêu thụ. Nhà nước chỉ bước đầu hỗ trợ nông dân thông qua chính sách
khuyến nông, như tập huấn kỹ thuật, giới thiệu thị trường, những nghiên cứu đề
xuất hỗ trợ nông dân về giống, qui trình kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật chế
biến nhựa sơn mới được khởi động.
Nhựa sơn Tam Nông được các thương nhân, thợ
sơn đáng giá là có chất lượng tốt nhất Việt Nam. Minh chứng là nhựa sơn ta (sơn
đỏ) Tam Nông được chọn để phục chế 02 bức tượng cổ tại chùa Đậu, phục chế Cung
đình Huế và nhiều di tích lịch sử khác.
Hiện nay, nhựa sơn đang được xuất khẩu sang
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, (năm 2009 với giá 100.000 - 120.000 đồng/kg),
năm 2012 giá từ 190.000 – 250.000 đồng/kg, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều
người lao động. Kỹ thuật sản xuất lại phù hợp với điều kiện lao động đến từng hộ
gia đình.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa sơn trong
nước chiếm khoảng 20% và xuất qua con đường tiêu ngạch chiếm khoảng 80% tổng sản
lượng toàn huyện, Nhưng việc sản xuất, kinh doanh sơn Tam Nông cũng còn nhiều
khó khăn. Một trong những nguyên nhân là do từ lâu đời và hiện nay trên địa bàn
các xã của huyện Tam Nông đang trồng sơn trên đất đồi dốc.
Theo khoa học phân ra một số loại sơn lá trắm,
lá si, mỡ gà việc, nhưng người dân thì ít phân loại bởi đặc điểm không khác
nhau nhiều và cả 03 loại trên đêu được người dân trồng theo quần thể và chủ yếu
là sơn mỡ gà.
Khi cắt sơn lấy nhựa, nhựa sơn được chứa
chung vào dụng cụ chứa. Nhựa sơn vẫn được người dân sử dụng hai tên gọi là sơn
đỏ Tam Nông, có người gọi sơn ta Tam Nông, có người gọi tắt là sơn Tam Nông. Hiện
chưa có tổ chức, cá nhân nào xây dựng hoặc sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm nhựa
sơn của mình.
Nâng
cao giá trị sản phẩm địa phương
Việc gắn lên sản phẩm nhãn hiệu luôn là nhu cầu,
nhất là trong nền kinh tế thị trường, bởi lẽ việc thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh, tăng doanh thu luôn là mục tiêu của các nhà sản xuất, kinh doanh, để đạt
mục tiêu ấy thì việc tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm đóng vai trò
quan trọng. Mà muốn tuyên truyền quảng bá, giới thiệu thì sản phẩm phải có tên,
có dấu hiệu nhận biết, phân biệt (nhãn hiệu). Không chỉ có vậy mà nhãn hiệu còn
là công cụ để phát triển thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp,...
Bởi vậy việc xác lập quyền Sở hữu công nghiệp
cho sản phẩm nhựa sơn tam Nông bằng hình thức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
(NHCN) là một yêu cầu cấp thiết nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị gia
tăng cho sản phẩm và thu nhập của người dân.
Nhưng để quản lý, phát triển nhãn hiệu thì việc
đảm bảo, duy trì danh tiếng, chất lượng sản phẩm phải được thực hiện từ các
khâu như: giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, lấy nhựa, bảo quản; thực hiện quản
lý NHCN, quản lý chất lượng sản phẩm; triển khai sử dụng nhãn hiệu; tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu thiệu sản phẩm. Do vậy cần phải xác định tổ chức chủ sở hữu
nhãn hiệu, xây dựng các quy định, quy chế quản lý, các quy trình kỹ thuật; xây
dựng website, thiết kế và sản xuất tem, nhãn mang NHCN.
Đứng trước thực tế đó, Sở KH&CN tỉnh Phú
Thọ đã đề xuất với Bộ KH&CN triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển
nhãn hiệu chứng nhận nhựa sơn Tam Nông cho sản phẩm nhựa cây sơn của huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ“ do Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng phòng Sở hữu trí
tuệ và An toàn bức xạ, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ làm chủ nhiệm.
Dự án triển khai nhằm giải quyết một số vấn đề
như: Xây dựng và đăng ký bảo hộ NHCN cho sản phẩm nhựa sơn Tam Nông; Xây dựng
quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, lấy nhựa sơn; Xây dựng các quy
định, quy chế quản lý; Xác định tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu; Xây dựng website,
thiết kế và sản xuất hệ thống phương tiện quảng bá (tem, nhãn mang NHCN…) và
Triển khai hoạt động quản lý và phát triển NHCN.
Việc xây dựng, thiết lập cơ chế bảo hộ, quản
lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “nhựa sơn Tam Nông” cho sản phẩm
nhựa sơn của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng,
tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm nhựa sơn ở trong nước và xuất khẩu
(xúc tiến thương mại). Đồng thời, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm
mang NHCN “nhựa sơn Tam Nông”; nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người
trồng sơn.
Sau 24 tháng thực hiện (từ tháng 01/2010 đến
tháng 12/2011), dự án đã đạt kết quả tốt. Cụ thể: Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận
(quyền Sở hữu công nghiệp); Thu thập được nhiều tài liệu khoa học nghiên
cứu về cây sơn và nhựa sơn; Có được kết quả đánh giá, phân tích về về quy mô,
thực trạng sản xuất, kinh doanh nhựa sơn, quy hoạch phát triển nhựa sơn của tỉnh
Phú Thọ; Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu chứng nhận cho sản phẩm nhựa sơn; Xác
định được tổ chức chứng nhận của sản phẩm nhựa sơn và Thiết kế được nhãn hiệu
và đăng ký thành công NHCN cho sản phẩm nhựa sơn Tam Nông.
Bên cạnh đó, dự án cũng đã thiết kế được hệ
thống phương tiện tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; vận hành website cho sản phẩm;
Xây dựng kênh thương mại cho sản phẩm; Thiết kế, sản xuất thí điểm bao bì
(thùng) đựng sản phẩm nhựa sơn; Thiết kế, lắt đặt được biển quảng cáo tấm lớn
phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Ông Phạm Ngọc Thước, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh
Phú Thọ cho biết, dự án đã nâng cao được khả năng tổng hợp, phân tích và
khả năng của các cán bộ tham gia dự án trong việc xây dựng hệ thống văn bản,
phương tiện quản lý NHCN. Đây vừa là cơ sở quản lý vừa là cơ sở góp phần hoàn thiện
hệ thống tổ chức, quản lý NHCN;
Đã thiết kế và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp bằng hình thức NHCN cho sản phẩm nhựa sơn; Đã thu thập, nghiên cứu
và tổng hợp được nhiều thông tin, số liệu khoa học về cây sơn và sản phẩm nhựa
sơn và xây dựng được báo cáo khoa học tổng thuật về sơn Tam Nông; Nghiên cứu,
xây dựng được hệ thống chỉ tiêu chứng nhận làm căn cứ pháp lý, sơ cở cho công
tác quản lý NHCN. Các tài liệu, kết quả sản phẩm của dự án là cơ sở cho các địa
phương (đơn vị trong và ngoài tỉnh) tham khảo, áp dụng.
“Dự án còn góp phần nâng cao giá trị cho sản
phẩm, giá trung bình 01kg nhựa sơn năm 2010 là: 120.000.0đ, tháng 12/2011
là: 190.000.0đ, thời điểm hiện tại (tháng 06/2012) lên tới 300.000.0 –
320.000.0đ/kg.
Tuy nhiên cần phải nói thêm là giá nhựa sơn
tăng cao bao gồm nhiều yếu tố.Trong khi giá cả các mặt hàng khác đều đang đứng
và có xu hướng giảm thì giá nhựa sơn lại tăng cao, mặt khác phải nói là chưa
bao giờ giá nhựa sơn lại cao như hiện nay, hơn nữa yếu tố mùa vụ thì năm nào
cũng có, sản phẩm nhựa sơn đã tồn tại từ bao đời nay…
Nói như vậy để thấy việc tạo lập, quản lý và
phát triển nhãn hiệu nhựa sơn đóng vai trò quyết định đến việc tạo ra giá trị
gia tăng cho sản phẩm. Với diện tích và sản lượng hiện tại, mỗi năm dự án góp
phần tăng thu nhập cho người trồng sơn Tam Nông hàng chục tỷ đồng”, ông Thước
cho biết them.
Được biết, hiện nay khách hàng liên hệ
mua sơn ngày một tăng (gấp khoảng 1,5 lần) so với năm 2010, gần đây đã có khách
hàng Hàn quốc, Đài Loan tìm đến Tam Nông để tìm hiểu và liên hệ mua nhựa sơn,
đây là tín hiệu tốt và cơ hội để đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản
phẩm nhựa sơn Tam Nông.