Nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và Sơ cấp cứu người bị tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Đây là đề tài nghiên cứu cấp thành phố do Đại tá.TS. Trần Thị Ngọc Đẹp – Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP. Cần Thơ làm chủ nhiệm, Ban An toàn Giao thông thành phố làm cơ quan chủ trì. Sau hơn 2 năm thực hiện, ngày 10/10, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài.
Đề tài nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về thực trạng vai trò và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả,
vai trò của cộng đồng trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) và sơ cấp
cứu người bị tai nạn giao thông (TNGT).
Để đánh giá thực
trạng vai trò của cộng đồng trong đảm bảo trật tự ATGT, nhóm nghiên cứu đã tổng
hợp các báo cáo của một số sở, ban, ngành chức năng từ năm 2007-2012; khảo
sát, điều tra và hoàn thành các báo cáo chuyên đề về thực trạng tình hình đảm bảo
trật tự an toàn giao thông và sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ,
trên 04 địa phương là Q. Ninh Kiều, Q. Cái Răng, Q. Bình Thủy và Q. Thốt Nốt.
Ban chủ nhiệm
đã tổ chức 18 lớp tập huấn về vai trò cộng đồng trong đảm bảo trật tự an toàn
giao thông, sơ cấp cứu và vận chuyển người bị tai nạn giao thông; tham quan, khảo
sát mô hình xe cứu thương từ thiện tại huyện Bình Minh – Vĩnh Long; xây dựng 2
mô hình điểm tại P. Trung Kiên (Q. Thốt Nốt) và P. Trà Nóc (Q. Bình Thủy). Bên
cạnh đó, Ban chủ nhiệm đã hỗ trợ dụng cụ y tế cho mô hình xe cứu thương từ thiện
tại P. Trà Nóc.
Về những yếu tố
ảnh hưởng và nguyên nhân gây mất ATGT, đề tài nhận định chủ yếu do người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm Luật
giao thông; hành lang giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, chất lượng, kết
cấu hạ tầng giao thông chưa phù hợp. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về
đảm bảo trật tự ATGT còn nhiều bất cập: tình trạng kỹ thuật của mạng lưới đường
bộ chưa đồng bộ ở các khu vực, thiếu phương tiện cứu hộ, cứu nạn giao thông, kiến
thức về báo tin, sơ cứu, cấp cứu còn chưa được tập huấn rộng rãi. Ngoài ra,
công tác quản lý đào tạo lái xe cơ giới còn buông lỏng, cấp giấy phép lái xe
cho người không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe và kiến thức về ATGT.
Bảo đảm trật tự
ATGT và phòng ngừa TNGT, sơ cấp cứu TNGT cần mang tính hệ thống, đồng bộ của cả
cộng đồng; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và
toàn dân.
Các giải pháp
nâng cao vai trò của cộng đồng trong đảm bảo trật tự ATGT và sơ cấp cứu người
TNGT được Ban chủ nhiệm đưa ra, bao gồm:
1-Tăng cường sự
lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền
2- Đổi mới nội
dung tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ATGT
3- Phát huy vai
trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội trong đảm bảo trật
tự ATGT và sơ cấp cứu người bị TNGT
4- Nâng cao năng lực,
hiệu quả hoạt động của các lực lượng Công an thành phố trong bảo đảm trật tự ATGT và phòng ngừa TNGT
5- Hoàn thiện cơ
chế phối hợp giữa các cơ quan, ban,
ngành
6- Nâng cao vai
trò của quần chúng trong trong đảm bảo trật tự ATGT và sơ cấp cứu người bị TNGT
7- Xây dựng mô
hình điểm sơ cấp cứu người bị TNGT
8- Tập huấn kiến
thức sơ cấp cứu người bị TNGT
9- Trang bị cơ sở
vật chất phục vụ sơ cấp cứu.
Một số hình ảnh buổi nghiệm thu:
Đại tá.TS. Trần Thị Ngọc Đẹp - chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu trước hội đồng nghiệm thuHội đồng khoa học nghiệm thu đề tàiThành viên hội đồng khoa học đánh giá và đóng góp ý kiến cho đề tài